• Rung chuôn vàng
  • Hình flycam
  • khoa 2
  • GCN
  • Lễ trao giải PNVN 2014
  • HCLD hang 2
  • Defense

Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch

       

Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch được thành lập từ năm 2010, trực thuộc khoa Công nghệ thực phẩm. Đội ngũ giảng viên của bộ môn gồm 01 Tiến sĩ, 05 NCS và 02 Thạc sĩ. Sứ mệnh của bộ môn là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch và công nghệ thực phẩm.

 

 

Hiện nay, bộ môn đang đảm nhiệm các nhiệm vụ chính như:

 

  • Xây dựng và đào tạo đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học có năng lực chuyên môn cao để đảm nhận các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sau thu hoạch.
  • Xây dựng và hoàn thiện nội dung học phần, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch.
  • Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của sinh viên theo quy định của Khoa, Trường.

 

 

Một số học phần đang chịu trách nhiệm giảng dạy tại bộ môn như:

    • Công nghệ sau thu hoạch
    • Công nghệ bao bì đóng gói thực phẩm
    • Độc tố học thực phẩm
    • Công nghệ chế biến lương thực
    • Công nghệ chế biến rau quả
    • Công nghệ chế biến trà, cà phê ca cao
    • Công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng trà, cà phê, ca cao
    • Công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng lương thực
    • Công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng rau quả
    • Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm
    • Thực hành công nghệ chế biến lương thực, trà, cà phê, ca cao
    • Thực hành công nghệ sản xuất dầu thực vật  và chế biến rau quả
    • Thực hành công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng lương thực, trà, cà phê, ca cao,
    • Thực hành công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng dầu thực vật và sản phẩm từ rau quả.

 

 


 
Tập thể giảng viên của Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch
 

 

   

Hoạt động nghiên cứu khoa học cũng là thế mạnh của bộ môn. Các hướng nghiên cứu hiện nay như:

1. Nghiên cứu và xây dựng quy trình xử lý sau thu hoạch cho các loại rau quả của Việt Nam

- Công nghệ bảo quản một số loại quả chủ lực cho xuất khẩu như xoài, chuối, đu đủ, măng cụt, thanh long,….

- Công nghệ xanh ứng dụng trong công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm thiểu việc sử dụng hóa chất, chiếu xạ,…trong xử lý rau quả sau thu hoạch, như ứng dụng phương pháp phủ sáp, phương pháp sử dụng tinh dầu, phương pháp sát khuẩn/sát trùng bằng nước hoạt hóa plasma,…

- Quy trình xử lý nhiệt một số loại rau quả

- Công nghệ sản xuất màng bao ăn được trong bảo quản rau quả

- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá độ chín của các loại quả của Việt Nam.

- Quy trình xử lý và bảo quản sau thu hoạch các loại củ, như khoai lang, khoai mì,….

- Nghiên cứu ứng dụng hiệu chỉnh khí quyển trong bảo quản rau quả và các loại hạt.

 

2. Nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm ăn liền có tinh bột kháng tốt cho người giảm cân/tiểu đường

- Sản phẩm Cơm ăn liền probiotic

- Sản phẩm Nui ăn liền giàu tinh bột kháng phù hợp với người ăn kiêng

- Sản phẩm Bánh gạo probiotic

 

3. Nghiên cứu một số loại bao bì tiên tiến:

- Bao bì tiện lợi và thân thiện với môi trường

- Bao bì hoạt tính đa chức năng như kháng khuẩn, chống thấm khí,… kéo dài tuổi thọ thực phẩm

- Bao bì thông minh có chất chỉ thị độ tươi thực phẩm

 

 

 

 

   
  xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Th.S Đặng Thị Yến
Phó Trưởng bộ môn - Phụ trách bộ môn
Công nghệ sau thu hoạch
 
   
Các sản phẩm về cơm ăn liền được sinh viên nghiên cứu tạo nên, đạt giải Nhất Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên năm 2022
 
Với những trang thiết bị hiện đại và đặc thù, bộ môn Công nghệ sau thu hoạch được đầu tư thiết bị theo các nhóm sản phẩm đặc trưng như: công nghệ chế biến lương thực – thực phẩm, lúa gạo; công nghệ chế biến trà, cà phê, ca cao; công nghệ chế biến các sản phẩm nông sản như rau củ quả…