• Rung chuôn vàng
  • Hình flycam
  • khoa 2
  • GCN
  • Lễ trao giải PNVN 2014
  • HCLD hang 2
  • Defense

Tiến độ và Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm hệ đại học chính qui - áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2020 (11DHTP)

STT

Chương trình và tiến độ đào tạo ngành công nghệ thực phẩm

Nội dung

1

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành CNTP

Chi tiết

2

Tiến độ đào tạo chung ngành CNTP

Trình độ kĩ sư

Chi tiết

Trình độ cử nhân

Chi tiết

3

Tiến độ đào tạo theo học kỳ ngành CNTP

Trình độ kĩ sư

Chi tiết

Trình độ cử nhân

Chi tiết

Danh mục các học phần trong chương trình ngành CNTP

Stt

Tên học phần

Mô tả học phần

Số TC

Đề cương  HP

I. Kiến thức giáo dục đại cương

Kiến thức giáo dục đại cương bắt buộc

1.

Triết học Mác-Lênin

Học phần Triết học Mác – Lênin trang bị cho người học các kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về thế giới quan và phương pháp luận khoa học; các nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; vai trò của triết học Mác – Lênin. Từ đó, người học vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề nảy sinh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân. Xây dựng ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu, thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

3 (3,0)

Chi tiết

2.

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về sự hình thành và phát triển của Kinh tế chính trị Mác – Lênin; về kinh tế hàng hóa; sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, cơ sở khách quan của các chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vấn đề công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Từ đó, người học vận dụng những vấn đề có tính quy luật của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, hình thành ở người học ý thức tuân thủ theo chủ trương, đường lối của Đảng với thái độ khách quan, trung thực và tin tưởng; đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái về chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

2 (2,0)

Chi tiết

3.

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về quá trình hình chủ nghĩa xã hội, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, những đặc điểm cơ bản, những vấn đề về chính trị - xã hội của CNXH và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ những kiến thức cơ bản đó, sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào việc xem xét, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước liên quan đến chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Xây dựng thái độ chính trị, tư tưởng đúng đắn, khách quan về con đường XHCN mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước.

2 (2,0)

Chi tiết

4.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học phần “Tư tưởng Hồ Chí Minh” trang bị cho người học những kiến thức về nguồn gốc và các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Từ đó, sinh viên có khả năng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác thực tiễn để chủ động giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội theo tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

2 (2,0)

Chi tiết

5.

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới. Từ đó, sinh viên có khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn cũng như chủ động giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng trong giai đoạn hiện nay

2 (2,0)

Chi tiết

6.

Anh văn 1

Học phần này trang bị cho sinh viên năng lực ngoại ngữ đáp ứng được trình độ A1 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam theo quy định của thông tư 01/2014/TTBGDĐT trong học tập, nghiên cứu tài liệu nước ngoài và cơ hội tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Học phần tập trung nâng cao trình độ ngoại ngữ theo 4 kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết với sự tham gia giảng dạy và hướng dẫn của giáo viên nước ngoài trong 1/3 chương trình. Học phần có sử dụng flatform online cho việc tự học ở nhà của sinh viên với thời lượng 90 tiết.

3 (3,0)

Chi tiết

7.

Anh văn 2

Học phần này trang bị cho sinh viên năng lực ngoại ngữ đáp ứng được trình độ A2 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam theo quy định của thông tư 01/2014/TTBGDĐT trong học tập, nghiên cứu tài liệu nước ngoài và cơ hội tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Học phần tập trung nâng cao trình độ ngoại ngữ theo 4 kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết với sự tham gia giảng dạy và hướng dẫn của giáo viên nước ngoài trong 1/3 chương trình. Học phần có sử dụng flatform online cho việc tự học ở nhà của sinh viên với thời lượng 90 tiết.

3 (3,0)

Chi tiết

8.

Anh văn 3

Học phần này trang bị cho sinh viên năng lực ngoại ngữ đáp ứng được trình độ bậc B1 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam theo quy định của thông tư 01/2014/TTBGDĐT trong học tập, nghiên cứu tài liệu nước ngoài và cơ hội tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Học phần tập trung nâng cao trình độ ngoại ngữ theo 4 kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết với sự tham gia giảng dạy và hướng dẫn của giáo viên nước ngoài trong 1/3 chương trình. Học phần có sử dụng flatform online cho việc tự học ở nhà của sinh viên với thời lượng 90 tiết.

3 (3,0)

Chi tiết

9.

Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng cơ bản, nền tảng về máy tính và mạng máy tính; các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT); kỹ năng cơ bản trên hệ điều hành Windows; kỹ năng sử dụng các phần mềm tiện ích: soạn thảo và xử lý văn bản với Ms Word, sử dụng trình chiếu với Ms PowerPoint, sử dụng bảng tính với Ms Excel, lập kế hoạch dự án với Microsoft Project, sử dụng Internet và biên tập trang thông tin điện tử bằng WordPress để người học ứng dụng trong học tập và nghiên cứu. Đồng thời rèn luyện người học có ý thức trong an toàn lao động, an toàn thông tin khi làm việc với máy tính và có ý thức tôn trọng bản quyền và bảo mật thông tin

3 (1,2)

Chi tiết

10.

Toán cao cấp A1

Học phần này cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức về giới hạn, liên tục, đạo hàm, vi phân của hàm số một và nhiều biến số thực (2, 3 biến); nguyên hàm, tích phân xác định, tích phân suy rộng của hàm số một biến số, tích phân bội, tích phân đường; chuỗi số, chuỗi luỹ thừa và phương trình vi phân cấp 1, 2; minh họa khả năng ứng dụng các kiến thức trên vào giải quyết một số bài toán trong kỹ thuật, công nghệ. Bên cạnh đó, học phần cũng rèn luyện cho sinh viên biết vận dụng lý thuyết, sử dụng phần mềm trong việc giải các bài tập dạng cơ bản, cũng như gắn với số liệu thực tế. Ngoài ra sinh viên cần biết làm việc theo nhóm và tiếp cận, giải quyết vấn đề một cách khoa học.

3 (3,0)

Chi tiết

11.

Toán cao cấp A2

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và ứng dụng về đại số tuyến tính. Nội dung bao gồm:  ma trận, định thức, hệ phương trình đại số tuyến tính, không gian vector, không gian Euclide, ánh xạ tuyến tính, giá trị riêng, vector riêng và chéo hóa ma trận; kỹ năng ứng dụng các kiến thức trên vào giải quyết một số mô hình tuyến tính trong kỹ thuật, công nghệ; hình thành thái độ nghiêm túc và tinh thần hợp tác trong học tập, nghiên cứu, tuân thủ yêu cầu về sự trung thực và tinh thần trách nhiệm cao.

2 (2,0)

Chi tiết

12.

Giáo dục thể chất 1

Học phần Giáo dục thể chất 1: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển, tác dụng, nguyên tắc và phương pháp tập luyện, nguyên lý kĩ thuật, hình thành kỹ năng, năng lực vận động chuyên môn ban đầu  của 1 trong 6 môn thể thao bao gồm: Bóng chuyền, Bơi lội, Cầu lông, Bóng đá, Võ thuật, Thể hình.  Đồng thời, rèn luyện  ý thức tự giác tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, các kỹ năng hoạt động nhóm.

2 (0,2)

Chi tiết

13.

Giáo dục thể chất 2

Học phần Giáo dục thể chất 2: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về luật thi đấu, tác dụng, nguyên tắc và phương pháp tập luyện, hình thành kỹ năng, năng lực vận động chuyên môn cơ bản và nâng cao, phương pháp trọng tài trong thi đấu của 1 trong 6 môn thể thao bao gồm: Bóng chuyền, Bơi lội, Cầu lông, Bóng đá, Võ thuật, Thể hình.  Đồng thời, rèn luyện  ý thức tự giác tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, các kỹ năng hoạt động nhóm.

2 (0,2)

Chi tiết

14.

Giáo dục thể chất 3

Học phần Giáo dục thể chất 3: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Công tác tổ chức thi đấu và phương pháp trọng tài một số môn thể thao; tác dụng, nguyên tắc và phương pháp tập luyện, hình thành kỹ năng, năng lực vận động chuyên môn cơ bản và nâng cao của 1 trong 6 môn thể thao bao gồm: Bóng chuyền, Bơi lội, Cầu lông, Bóng đá, Võ thuật, Thể hình. Đồng thời, rèn luyện  ý thức tự giác tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, các kỹ năng hoạt động nhóm.

1 (0,1)

Chi tiết

15.

Giáo dục quốc phòng - an ninh 1

Giáo dục quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Chiến tranh, Quân đội và Bảo vệ Tổ quốc. Nội dung xây dựng nền quốc phòng, an ninh. Chiến tranh nhân dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Công tác xây dựng LLVT nhân dân. Vấn đề kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng ở nước ta. Lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam. Giới thiệu công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay. Vấn đề an ninh phi truyền thống và công tác bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

3 (3,0)

Chi tiết

16.

Giáo dục quốc phòng - an ninh 2

Nội dung phòng, chống âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; một số nội dung về dân tộc, tôn giáo. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm con người; an toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; an ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam

2 (2,0)

Chi tiết

17.

Giáo dục quốc phòng - an ninh 3

Học phần 3. Quân sự chung gồm các nội dung: Các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần; các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại. Hiểu biết các quân, binh chủng trong quân đội; Điều lệnh đội ngũ từng người có súng; Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự; Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao và Ba môn quân sự phối hợp.

1 (1,0)

Chi tiết

18.

Giáo dục quốc phòng - an ninh 4

Học phần 4. Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật, gồm các nội dung: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn - Ném lựu đạn bài 1; Từng người trong chiến đấu tiến công; Từng người trong chiến đấu phòng ngự và Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới).

2 (2,0)

Chi tiết

Kiến thức giáo dục đại cương tự chọn (Chọn tối thiểu 1 học phần trong nhóm A và tối thiểu 1 học phần trong nhóm B)

Nhóm A: Chọn tối thiểu 1 học phần

2

 

19.

Xác suất thống kê trong sản xuất, công nghệ, kỹ thuật

Học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê: Biến ngẫu nhiên, qui luật phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên, tổng thể và mẫu; các tham số đặc trưng của biến ngẫu nhiên và các tham số đặc trưng của mẫu; các công thức tính xác suất; bài toán ước lượng và kiểm định giả thuyết thống kê và hồi qui tương quan; các bài tập vận dụng lý thuyết, các bài tập ứng dụng trong kỹ thuật - công nghệ.

2 (2,0)

Chi tiết

20.

Hóa vô cơ

Học phần Hóa vô cơ cung cấp cho sinh viên đại học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học kiến thức cơ bản và có hệ thống về cấu tạo, bản chất liên kết, tính chất lý - hóa học, phương pháp điều chế, ứng dụng của các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố điển hình theo thứ tự từ nguyên tố s, nguyên tố p, đến nguyên tố d và các phức chất. Vận dụng những cơ sở lý thuyết về cấu tạo chất và quá trình hóa học để giải thích các hiện tượng hóa học có liên quan đến thực tiễn đời sống, sản xuất và môi trường, từ đó có ý thức góp phần bảo vệ môi trường.

2 (2,0)

Chi tiết

21.

Vật lý kỹ thuật

Học phần này cung cấp cho sinh viên một hệ thống kiến thức vật lý đại cương cơ bản và một số chuyên đề Vật lý hiện đại. Vận dụng được các kiến thức đã học để mô tả, giải thích các hiện tượng vật lý trong tự nhiên; nhận diện, giải thích được nguyên tắc hoạt động, định hướng cải tiến hiệu quả một số thiết bị trong khoa học kỹ thuật và đời sống. Thực hiện các hoạt động tự học, làm việc nhóm, giao tiếp và phát triẻn năng lực nghiên cứu khoa học.

2 (2,0)

Chi tiết

Nhóm B: Chọn tối thiểu 1 học phần

2

 

22.

Pháp luật đại cương

Học phần trang bị cho người học kiến thức lý luận và thực tiễn về nguồn gốc nhà nước và pháp luật, nội dung hệ thống pháp luật Việt Nam, nội dung quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; các chế định quan trọng của các ngành luật hiến pháp, hành chính, lao động, dân sự, hôn nhân và gia đình, hình sự. Rèn luyện cho người học kỹ năng sử dụng các qui định của pháp luật trong công việc và cuộc sống, giúp người học có nhận thức đúng tự giác chấp hành qui định của pháp luật, khuyến nghị người khác chấp hành qui định của pháp luật

2 (2,0)

Chi tiết

23.

Logic học

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về các quy luật (đồng nhất, phi mâu thuẫn, triệt tam, lý do đầy đủ) và hình thức cơ bản (khái niệm, phán đoán, suy luận) của tư duy nhằm đi tới sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan. Bên cạnh đó, học phần cung cấp một số công cụ (các phép toán mệnh đề, tam đoạn luận) để phân tích, trả lời các câu hỏi trong những trường hợp cụ thể.

2 (2,0)

Chi tiết

24.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những môn học nhằm cung cấp kiến thức giao tiếp cơ bản cho hầu hết sinh viên các khối ngành trong toàn trường, từ hệ Cao đẳng tới Đại học.Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về giao tiếp như: Khái quát chung về giao tiếp (Khái niệm, các chức năng của giao tiếp, quá trình giao tiếp, phân loại giao tiếp,…), các phương tiện giao tiếp (giao tiếp phi ngôn ngữ và giao tiếp ngôn ngữ), các kỹ năng giao tiếp cơ bản (Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói và đặt câu hỏi, kỹ năng khen - phê bình…), giao tiếp liên văn hóa (các vấn đề của giao tiếp liên văn hóa, văn hóa giao tiếp của người Việt Nam và một số nước trên thế giới…). Đây là môn học giúp sinh viên hoàn thiện hơn về kỹ năng giao tiếp.Đồng thời cũng là một trong những bước đệm quan trọng đưa các em đến gần hơn với thành công.

2 (2,0)

Chi tiết

25.

Kinh tế học đại cương

Học phần này sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản như: cung, cầu và thị trường; lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng; lý thuyết về sản xuất và chi phí sản xuất; hoạt động của doanh nghiệp trong các loại thị trường; bên cạnh đó là yếu tố kinh các chính sách và công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô của chính phủ

2 (2,0)

Chi tiết

II. Kiến thức cơ sở ngành

Kiến thức cơ sở ngành bắt buộc

 

 

26.

Vẽ kỹ thuật

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về những tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật, phương pháp dựng hình, hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo, hình cắt, hình trích để biểu diễn vật thể trên mặt phẳng. Sau khi học xong học phần này, sinh viên áp dụng các phương pháp dựng hình để xây dựng một bản vẽ kỹ thuật theo TCVN, từ đó xây dựng bản vẽ kỹ thuật hoàn chỉnh và có khả năng làm việc độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân và có ý thức học tập và bảo vệ quan điểm cá nhân.

2 (2,0)

Chi tiết

27.

Kỹ thuật phòng thí nghiệm

Học phần “Kỹ thuật phòng thí nghiệm” trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về các kỹ thuật thường dùng trong phòng thí nghiệm. Đồng thời, học phần trang bị kiến thức về an toàn khi làm việc trong trong phòng thí nghiệm qua đó giúp người học tổ chức trang bị phòng thí nghiệm.

1 (0,1)

Chi tiết

28.

Sinh học đại cương

Sinh học đại cương là học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về sinh học bao gồm nội dung liên quan đến khoa học sự sống, cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào, quang hợp, hô hấp, sinh học thực vật, động vật. Ngoài ra, người học cũng có thể giải thích một số hiện tượng và cơ chế sinh học trong đời sống. Bên cạnh đó, người học còn có thể vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học ở môn sinh học đại cương vào các môn học chuyên ngành sau này

2 (2,0)

Chi tiết

29.

Hóa hữu cơ

Học phần này giúp sinh viên có hiểu biết về các vấn đề trong hóa hữu cơ như hóa học lập thể và các loại hiệu ứng; các cơ chế của phản ứng hữu cơ; các cơ chế của phản ứng hữu cơ; cơ cấu, danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng của các hợp chất hydrocarbon như alkane, alkene, alkyne, arene và các hợp chất dẫn xuất hydrocarbon như: dẫn xuất halogen, alcol, phenol, aldehyde, ketone, carboxylic acid  và dẫn xuất acid, amine và muối diazonium

3 (3,0)

Chi tiết

30.

Hóa lý - Hóa keo

Học phần “Hóa lý – Hóa keo” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản và kỹ năng cơ bản về cân bằng pha, cân bằng phân bố chất tan giữa 2 dung môi không trộn lẫn; cấu tạo, các hiện tượng bề mặt và tính chất lý hóa, vai trò và cách điều chế các hệ phân tán vi dị thể (hệ keo) và dung dịch hợp chất cao phân tử.

2 (2,0)

Chi tiết

31.

Hóa phân tích

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức về khái niệm và công thức tính các loại nồng độ, các định luật thường sử dụng trong hóa phân tích; cơ sở lý thuyết, các điều kiện tiến hành và ứng dụng của các phương pháp phân tích cổ điển (phương pháp acid-baz, phương pháp chuẩn độ tạo phức, phương pháp chuẩn độ tạo tủa, phương pháp chuẩn độ oxi hóa khử, phương pháp phân tích khối lượng) và cách tính toán kết quả phân tích

2 (2,0)

Chi tiết

32.

Thí nghiệm hóa phân tích

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức về khái niệm và công thức tính các loại nồng độ, các định luật thường sử dụng trong hóa phân tích; cơ sở lý thuyết, các điều kiện tiến hành và ứng dụng của các phương pháp phân tích cổ điển (phương pháp acid-baz, phương pháp chuẩn độ tạo phức, phương pháp chuẩn độ tạo tủa, phương pháp chuẩn độ oxi hóa khử, phương pháp phân tích khối lượng) và cách tính toán kết quả phân tích

1 (0,1)

Chi tiết

33.

Hóa học thực phẩm

Học phần Hóa học thực phẩm cung cấp cho người học các kiến thức về vai trò, cấu trúc và tính chất của các hợp chất trong thực phẩm bao gồm: nước, protein, glucide, lipid, vitamin và chất khoáng; dựa trên bản chất hóa học của các hợp chất này để giải thích cho các phản ứng xảy ra giữa các thành phần có trong thực phẩm và các tính năng công nghệ ứng dụng trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

34.

Hóa sinh học thực phẩm

Học phần Hoá sinh học thực phẩm trang bị cho người học những kiến thức về sự chuyển hóa của các hợp chất quan trọng trong thực phẩm bao gồm protein, glucide và lipid dưới các tác động của các tác nhân lý, hóa, đặc biệt là của enzyme; từ đó ứng dụng để kiểm soát các phản ứng hóa học trong quá trình chế biến thực phẩm, đồng thời dự đoán được những phản ứng làm hạn chế thời hạn sử dụng của thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

35.

Thí nghiệm hóa học và hóa sinh học thực phẩm

Học phần này cung cấp cho người học các thí nghiệm cơ bản (định tính, định lượng, khảo sát tính chất) của các hợp chất thường gặp trong thực phẩm bao gồm protein, enzyme, glucid, lipid, vitamin và nước. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng liên hệ với kiến thức lý thuyết, liên hệ thực tế sản xuất và kiểm tra chất lượng thực phẩm, kỹ năng tính toán, xử lý kết quả và kỹ năng làm việc nhóm.

1 (0,1)

Chi tiết

36.

Vi sinh vật học thực phẩm

Học phần “Vi sinh vật học thực phẩm” trang bị cho người học kiến thức cơ bản về vi sinh vật thực phẩm bao gồm phân loại, đặc điểm, sinh lý, sinh trưởng; các chế độ, thiết bị và yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sản xuất ứng dụng vi sinh vật. Kiến thức chuyện sâu về vi sinh thực phẩm cung cấp cho người học bao gồm công nghệ vi sinh vật ứng dụng trong lên men thu nhận sản phẩm thực phẩm, vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm và biện pháp bảo quản, vi sinh vật gây bệnh và an toàn thực phẩm.

3 (3,0)

Chi tiết

37.

Thí nghiệm vi sinh vật học thực phẩm

Học phần “Thí nghiệm vi sinh vật học thực phẩm” trang bị cho người học những qui tắc an toàn và giới thiệu những dụng cụ trong phòng thí nghiệm vi sinh; kỹ năng quan sát vi sinh vật dưới kính hiển vi (tiêu bản sống, nhuộm Gram); kỹ thuật pha chế môi trường nuôi cấy vi sinh vật; kỹ thuật: pha loãng mẫu, hộp đổ và hộp trải; ứng dụng vi sinh vật trong lên men thực phẩm, thủy sản, kỹ năng tính toán, xử lý kết quả và kỹ năng làm việc nhóm.

1 (0,1)

Chi tiết

38.

Nhập môn Công nghệ thực phẩm

Học phần “Nhập môn công nghệ thực phẩm” trang bị cho người học phương pháp thu thập tài liệu, xây dựng quy trình công nghệ sản xuất 1 sản phẩm thực phẩm, thực nghiệm quy trình chế biến thực phẩm ở quy mô phòng thí nghiệm, cải tiến và phát triển sản phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm, kỹ năng tính toán, xử lý kết quả và kỹ năng làm việc nhóm.

1 (0,1)

Chi tiết

39.

Tính chất vật lý của vật liệu thực phẩm

Học phần “Tính chất vật lý của vật liệu thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về các thuộc tính vật lý cơ bản của nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm. Trình bày được các dạng thể tích, tính lưu biến và phương pháp xác định độ tan chảy, tính chất quang học của các dạng vật liệu thực phẩm. Giải thích được các hiện tượng nhiệt học, điện từ, các dạng cấu trúc và điện hóa trong công nghệ và chế biến thực phẩm, ngoài ra còn biết đươc các thiết bị nhiệt, điện từ, đo cấu trúc và điện hoá được dùng trong xác định một số tính chất của vật liệu thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

40.

Kỹ thuật thực phẩm 1

Học phần này trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về máy và thiết bị (thiết bị vận chuyển, làm nhỏ, rửa, phối trộn, chiết rót và định lượng…) sử dụng trong chế biến thực phẩm, các quá trình công nghệ trong sản xuất thực phẩm bên cạnh đó môn học còn giúp sinh viên có khả năng tính toán, phân tích, xử lý các vấn đề trong sản xuất thực phẩm; khả năng lựa chọn và áp dụng các thiết bị trong dây chuyền sản xuất thực phẩm.

3 (3,0)

Chi tiết

41.

Kỹ thuật thực phẩm 2

Học phần “Kỹ thuật thực phẩm 2” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về trao đổi nhiệt, kỹ thuật truyền nhiệt áp dụng trong chế biến thực phẩm như đun nóng, làm nguội, thanh trùng tiệt trùng, cô đặc, chần hấp, sấy…; tính toán các thông số cơ bản của thiết bị nhiệt; chọn đúng phương pháp và thiết bị phục vụ cho các quá trình xử lý nhiệt trong công nghệ chế biến thực phẩm.

3 (3,0)

Chi tiết

42.

Kỹ thuật thực phẩm 3

Học phần “Kỹ thuật thực phẩm 3” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về khuếch tán, các quá trình truyền vận áp dụng trong công nghệ thực phẩm; kỹ thuật thực hiện các quá trình truyền vận vật chất như chưng cất, hấp thu, trích ly, …; cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị truyền khối; tính toán các thông số cơ bản của thiết bị truyền khối; chọn đúng phương pháp và thiết bị phục vụ cho các quá trình truyền khối trong công nghệ chế biến thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

43.

Thực hành kỹ thuật thực phẩm

Học phần “Thực hành kỹ thuật thực phẩm” trang bị cho người học về các kiến thức, kỹ năng thực tế của các quá trình và thiết bị cơ học, truyền nhiệt, truyền khối xảy ra trong công nghệ chế biến thực phẩm, ứng dụng và vận hành các hệ thống thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất một cách hợp lý, đồng thời làm nền tảng cho việc thực hiện đồ án học phần và khóa luận tốt nghiệp sau này. Giúp cho người học có phương pháp tiếp cận, phương pháp luận khi học chuyên sâu về quá trình và thiết bị cơ học, truyền nhiệt, truyền khối trong công nghệ thực phẩm, từ đó có những định hướng cụ thể về khả năng học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp

1 (0,1)

Chi tiết

44.

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Học phần “Vệ sinh an toàn thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về các mối nguy sinh học, hóa học và vật lý trong thực phẩm; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí đến an toàn vệ sinh thực phẩm; điều kiện và phương pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; các văn bản pháp luật liên quan tới công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, học phần này cũng trang bị cho người học các kỹ năng cần thiết trong việc tìm hiểu, nhận diện, phân tích và thực hiện kiểm soát các mối nguy trong quản lý an toàn thực phẩm. Đồng thời, người học có nhận thức và thực hiện đúng theo các quy định trong quản lý vệ sinh và an toàn thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

Kiến thức cơ sở ngành tự chọn

 

 

45.

Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Học phần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trang bị cho người học bức tranh tổng quát về hành trình khởi nghiệp sáng tạo. Chương trình giảng dạy cho sinh viên cách thức xác định cơ hội, phát triển cơ hội, đánh giá và hành động để biến cơ hội thành những sản phẩm hoặc dịch vụ mới nhằm mang lại những giá trị tiên phong phục vụ đời sống con người. Chương trình được thiết kế để sinh viên được thực hành và trải nghiệm kiến thức về hành trình khởi nghiệp sáng tạo, đó là hành trình tìm kiếm, khám phá, hành động và là quá trình lặp lại. Việc áp dụng tư duy thực hành hiệu quả và tư duy kiến tạo sẽ giúp sinh viên tự phát triển năng lực bản thân, tự định hướng nghề nghiệp, phát triển năng lực và tâm thế người làm chủ, để từ đó họ có thể kiến tạo ra những doanh nghiệp mới hoặc là hạt nhân đổi mới trong môi trường, tổ chức và doanh nghiệp hiện hữu. Khả năng “suy nghĩ như người khởi nghiệp” và “hành động như những nhà sáng tạo” là những kỹ năng thiết yếu mang lại thành công cho người lao động ở tất cả các ngành công nghiệp, và được xem là công cụ hiệu quả giúp các cá nhân vượt trội tại nơi làm việc, tạo ra sự khác biệt về năng lực và thành công trong tương lai.

 

2 (2,0)

Chi tiết

46.

Văn hóa doanh nghiệp

Học phần này nhằm cung cấp các kiến thức về văn hóa và cách thức xây dựng văn hóa trong tổ chức, người học có được những kỹ năng cần thiết khi hội nhập vào môi trường làm việc của tổ chức;  xây dựng và thiết lập các chuẩn mực văn hóa tổ chức trong các hoạt động giao tiếp với xã hội và cộng đồng.

2 (2,0)

Chi tiết

47.

Văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực là một trong những môn học thuộc khối kiến thức ngành trong chương trình đào tạo kỹ sư ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực, ngành Quản trị khách sạn, ngành Công nghệ thực phẩm. Môn học này phân tích những vấn đề chung về văn hóa ẩm thực, tạp quán và khẩu vị ăn uống, mô tả chi tiết tạp quán và khẩu vị ăn uống của các quốc gia Châu Á, khu vực Âu Mỹ. Đồng thời môn học này tổng hợp các nội dung lien quan đến ẩm thực theo tôn giáo phục vụ cho hoạt động dịch vụ ăn uống, dinh dưỡng cộng đồng, khách sạn, các bếp ăn; liên quan mật thiết đến chế biến món ăn đảm bảo dinh dưỡng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Học phần nằm trong nhóm những khối kiến thức, kỹ năng cần thiết và quan trọng làm nền tảng cho khoa học dinh dưỡng và ẩm thực, điều hành và giám sát, cũng như giúp thực thi các biện pháp quản lý phù hợp trong các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, trung tâm dinh dưỡng, chuỗi cửa hàng thực phẩm và các dịch vụ ăn uống.

2 (2,0)

Chi tiết

48.

Độc tố học thực phẩm

Học phần này cung cấp cho sinh viên những khái niệm chung về độc tố học thực phẩm, những kiến thức chung về cơ chế hấp thu, phân phối và đào thải các chất độc sau khi được đưa vào trong cơ thể người, nguồn gốc, tác nhân hình thành độc tố thực phẩm (độc tố có nguồn gốc sinh học, do tác nhân hóa học, do tác nhân vật lý). Ngoài ra, học phần này còn trang bị những kiến thức về dị ứng thực phẩm như những khái quát về dị ứng thực phẩm, cơ chế gây nên hiện tượng dị ứng thực phẩm và một số biện pháp bảo lý và hạn chế hiện tượng ngộ độc thực phẩm, dị ứng thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

49.

Thực phẩm chức năng

Học phần “ Thực phẩm chức năng” trang bị cho người học hệ thống kiến thức khái quát về thực phẩm chức năng, bao gồm các khái niệm, định nghĩa; các quy định pháp lý về sản xuất, kinh doanh, ghi nhãn thực phẩm chức năng; các nhóm nguyên liệu, hoạt chất có đặc tính, lợi ích sinh học có lợi cho sức khỏe và vận dụng các quy định pháp lý; đặc tính, lợi ích sinh học của các nguyên liệu để sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng có lợi và an toàn cho sức khỏe.

2 (2,0)

Chi tiết

III. Kiến thức ngành  (Giai đoạn 1 – cấp bằng Cử nhân)

Kiến thức ngành bắt buộc

 

 

50.

Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thực phẩm

Học phần Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thực phẩm trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng đọc hiểu, tổng hợp và trình bày các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành khoa học và công nghệ thực phẩm, đảm bảo an toàn và quản lý chất lượng thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

51.

Công nghệ sau thu hoạch

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về khái niệm và vai trò của Công nghệ sau thu hoạch hiện nay; tổng quan về nguyên liệu và đặc điểm nông sản sau thu hoạch, các hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân tổn thất, cách xử lý và phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch; phân tích, xử lý các vấn đề trong bảo quản nông sản sau thu hoạch; lựa chọn và áp dụng các phương pháp công nghệ, các thiết bị trong quy trình bảo quản nông sản thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

52.

Công nghệ chế biến thực phẩm

Học phần “Công nghệ chế biến thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về thực phẩm, công nghệ thực phẩm; bản chất, mục đích và biến đổi của các quá trình công nghệ trong sản xuất thực phẩm; khả năng tính toán, phân tích, xử lý các vấn đề trong sản xuất thực phẩm; khả năng lựa chọn và áp dụng các thiết bị trong dây chuyền sản xuất các loại sản phẩm thực phẩm.

3 (3,0)

Chi tiết

53.

Công nghệ bao bì, đóng gói thực phẩm

Học phần Công nghệ bao bì, đóng gói thực phẩm cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về bao bì thực phẩm, ưu nhược điểm các loại bao bì, nguyên vật liệu sản xuất bao bì, qui trình công nghệ cũng như các biện pháp quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất bao bì, đóng gói thực phẩm, ứng dụng của các loại bao bì trong công nghệ chế biến thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

54.

Dinh dưỡng

Học phần Dinh dưỡng nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về dinh dưỡng: Các khái niệm, lịch sử hình thành ngành dinh dưỡng, sự phát triển của khoa học dinh dưỡng ở Việt Nam, ý nghĩa của dinh dưỡng; Hệ thống tiêu hóa ở người; Các chất dinh dưỡng và sự chuyển hóa của chúng; Xác định nhu cầu năng lượng và các nguyên tắc xây dựng và đánh giá khẩu phần ăn,  xây dựng thực đơn. Người học vận dụng những kiến thức, kỹ năng này để thực hiện tốt việc chăm sóc dinh dưỡng.

2 (2,0)

Chi tiết

55.

Phụ gia thực phẩm

Học phần “Phụ gia thực phẩm (PGTP)” trang bị cho người học kiến thức tổng quan về các hợp chất PGTP bao gồm các đặc tính, độc tính, chức năng, vai trò công nghệ của chúng trong thực phẩm, các vấn đề pháp lý của PGTP và khả năng vận dụng các đặc tính của PGTP nhằm đem lại hiệu quả công nghệ, an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm cũng như vận dụng các quy định pháp lý về PGTP trong công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm

2 (2,0)

Chi tiết

56.

Phát triển sản phẩm

Học phần “Phát triển sản phẩm (PTSP)” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về hoạt động PTSP thực phẩm trong doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động và yếu tố cơ bản của quy trình PTSP, các điều kiện then chốt để thực hiện hiệu quả hoạt động PTSP và các kỹ năng cơ bản để tham gia tìm kiếm cơ hội thị trường; sáng tạo ý tưởng; phân tích, nghiên cứu thị trường; phân tích công nghệ; phân tích và quản lý rủi ro; lập kế hoạch, thực hiện nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm đáp ứng mục tiêu của dự án PTSP.

2 (2,0)

Chi tiết

57.

Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm

Học phần “Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về thiết kế nhà máy thực phẩm; lập luận kinh tế kỹ thuật chọn địa điểm xây dựng nhà máy, chọn quy trình công nghệ đáp ứng được mục tiêu thiết kế; khả năng tính toán, phân tích, xử lý các vấn đề trong thiết kế nhà máy thực phẩm; khả năng lựa chọn quy trình và tính toán thiết bị; bố trí dây chuyền trong phân xưởng sản xuất thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

58.

Thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức về thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu, tối ưu hóa và xử lý số liệu. Kiến thức này được vận dụng vào quá trình đảm bảo chất lượng và tối ưu hóa các quá trình chế biến thực phẩm. Học phần này bao gồm các nội dung như:

  • Các khái niệm cơ bản về thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa
  • Các khái niệm thống kê cơ bản, phân tích phương sai và hồi quy đa biến
  • Thiết kế thí nghiệm một yếu tố, thiết kế thí nghiệm nhiều yếu tố đầy đủ và nhiều yếu tố không đầy đủ
  • Tối ưu hóa bằng phương pháp bề mặt đáp ứng
  • Thực hiện thiết kế thí nghiệm và phân tích dữ liệu bằng phần mềm thống kê

3 (2,1)

Chi tiết

59.

Đảm bảo chất lượng và luật thực phẩm

Học phần “Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, các hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, luật và các quy định về thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

60.

Đánh giá cảm quan thực phẩm

Học phần “Đánh giá cảm quan thực phẩm” trang bị cho người học kiến thức về các phương pháp đánh giá cảm quan, vai trò và ứng dụng của đánh giá cảm quan trong lĩnh vực thực phẩm; cấu tạo và chức năng hoạt động của các giác quan; mối quan hệ giữa cường độ kích thích và ngưỡng cảm giác; các yếu tố gây sai lệch cho một phép thử cảm quan

2 (2,0)

Chi tiết

61.

Thực hành đánh giá cảm quan thực phẩm

Học phần “Thực hành đánh giá cảm quan thực phẩm” trang bị cho người học các kỹ năng và kiến thức chuyên ngành gồm tổ chức, tiến hành thí nghiệm cảm quan; xử lý số liệu và giải thích được kết quả thí nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết của đánh giá cảm quan thực phẩm. Thêm vào đó, học phần này còn trang bị kỹ năng làm việc nhóm và viết báo cáo thí nghiệm cảm quan cho người học. 

1 (0,1)

Chi tiết

62.

Phân tích hóa lý thực phẩm 1

Học phần “Phân tích hóa lý thực phẩm 1” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về phân tích hóa lý thực phẩm; cấu tạo và hoạt động của các thiết bị phân tích; nguyên tắc và phạm vi áp dụng của các phương pháp phân tích; quy trình phân tích và tính kết quả một số chỉ tiêu cơ bản của thực phẩm

2 (2,0)

Chi tiết

63.

Thí nghiệm phân tích hóa lý thực phẩm 1

Học phần “Thí nghiệm phân tích hóa lý thực phẩm 1” trang bị cho người học thực hành các phương pháp định lượng các chỉ tiêu cơ bản trong thực phẩm. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng liên hệ với kiến thức lý thuyết, liên hệ thực tế kiểm tra đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

2 (0,2)

Chi tiết

64.

Phân tích vi sinh thực phẩm

Học phần “Phân tích vi sinh thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực phân tích vi sinh để phân tích các chỉ tiêu vi sinh, giải thích các vấn đề liên quan để ứng dụng trong thực tế kiểm nghiệm, hiểu biết các thiết bị trong phòng thí nghiệm vi sinh; khả năng giải thích được các bước thực hiện; khả năng nhận biết, giải thích được kết quả phân tích.

2 (2,0)

Chi tiết

65.

Thí nghiệm phân tích vi sinh thực phẩm 1

Học phần “Thực hành phân tích vi sinh thực phẩm 1” cung cấp cho người học các thao tác đo lường pha chế môi trường, thao tác chính xác, an toàn và chủ động điều khiển các dụng cụ, thiết bị trong quá trình phân tích. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng liên hệ với kiến thức lý thuyết, liên hệ thực tế sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm, kỹ năng tính toán, xử lý kết quả và kỹ năng làm việc nhóm

1 (0,1)

Chi tiết

66.

Thực hành công nghệ chế biến thịt, thủy sản và nước chấm, gia vị

Học phần “Thực hành công nghệ chế biến thịt, thủy sản và nước chấm gia vị” trang bị cho người học kỹ năng thực hành sản xuất một số sản phẩm thịt, thủy sản và nước chấm gia vị như đồ hộp, giò thủ, tôm đông lạnh, tương ớt, sốt gia vị ướp thịt. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ tính toán, giải quyết các vấn đề liên quan trong sản xuất và kỹ năng làm việc nhóm.

1 (0,1)

Chi tiết

67.

Thực hành công nghệ chế biến lương thực, trà, cà phê, ca cao

Học phần “Thực hành công nghệ chế biến lương thực, trà, cà phê, ca cao” trang bị cho người học quy trình chế biến gạo, bánh mì, mì sợi, chè hương, cà phê rang xay và sô cô la. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tế sản xuất trong lĩnh vực chế biến lương thực, trà, cà phê, ca cao; kỹ năng tính toán, xử lý kết quả và kỹ năng làm việc nhóm.

1 (0,1)

Chi tiết

68.

Thực hành công nghệ sản xuất đường, bánh, kẹo

Học phần này cung cấp cho người học quy trình công nghệ sản xuất cũng như phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm đường, bánh quy và kẹo. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng liên hệ kiến thức lý thuyết đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tế sản xuất. Từ đó thực hiện vận hành, giám sát quá trình sản xuất và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quy trình sản xuất các sản phẩm đường, bánh kẹo.

1 (0,1)

Chi tiết

69.

Thực hành công nghệ sản xuất rượu, bia, nước giải khát

Học phần “Thực hành công nghệ sản xuất rượu, bia, nước giải khát” trang bị cho người học về quy trình công nghệ và cách thức thực nghiệm sản xuất các sản phẩm như rượu, bia và nước giải khát có gas. Ngoài ra, học phần góp phần hình thành kỹ năng liên hệ với kiến thức lý thuyết, liên hệ thực tế sản xuất kỹ năng tính toán, xử lý kết quả và kỹ năng làm việc nhóm.

1 (0,1)

Chi tiết

70.

Thực hành công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa

Học phần này cung cấp cho người học quy trình công nghệ sản xuất cũng như phương pháp kiểm tra chất lượng một số sản phẩm từ sữa, phương pháp kiểm tra chất lượng sữa tươi nguyên liệu. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng liên hệ kiến thức lý thuyết đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tế sản xuất. Từ đó thực hiện vận hành, giám sát thiết bị sản xuất và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quy trình sản xuất các sản phẩm từ sữa

1 (0,1)

Chi tiết

71.

Thực hành công nghệ sản xuất dầu thực vật và chế biến rau quả

Học phần “Thực hành công nghệ sản xuất dầu thực vật và chế biến rau quả” trang bị cho người học quy trình sản xuất dầu thực vật và quy trình chế biến rau quả. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tế sản xuất trong lĩnh vực sản xuất dầu thực vật và chế biến rau quả; kỹ năng tính toán, xử lý kết quả và kỹ năng làm việc nhóm

1 (0,1)

Chi tiết

72.

Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Học phần “Đồ án kỹ thuật thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản để tính toán, thiết kế được các quá trình thiết bị cơ học lưu chất, truyền nhiệt, truyền khối dùng trong công nghệ thực phẩm từ đó có những định hướng cụ thể về khả năng học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp

1 (0,1)

Chi tiết

73.

Đồ án phát triển sản phẩm thực phẩm

Học phần “Đồ án phát triển sản phẩm thực phẩm (PTSPTP)” trang bị cho người học khả năng vận dụng các kiến thức về quy trình PTSP thực phẩm, công nghệ thực phẩm, kiến thức về nghiên cứu thị trường, người tiêu dùng để khảo sát, phân tích, sàng lọc, tổng hợp, lập kế hoạch & thực hiện dự án PTSP thực phẩm. Đồng thời, giúp sinh viên thực hiện các kỹ năng tiếp cận thực tế, phân tích, lập luận và giải quyết vấn đề chọn lựa các phương án nghiên cứu, thử nghiệm, công nghệ sản xuất (CNSX) thực phẩm trong dự án PTSP thực phẩm

2 (0,2)

Chi tiết

74.

Kiến tập

Học phần này trang bị cho người học cách vận dụng, phân tích các kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm để giải quyết các vấn đề tại cơ sở sản xuất thực phẩm, cũng như hình thành kỹ năng tiếp cận thực tế, quan sát, ghi chép, tổng hợp, báo cáo; rèn ý thức kỷ luật, trung thực, trách nhiệm, chủ động tìm tòi; kỹ năng phản biện, làm việc độc lập, làm việc nhóm, cũng như vận dụng kiến thức đã học so sánh với kiến thức thực tế.

1 (0,1)

Chi tiết

75.

Thực tập tốt nghiệp

Học phần “Thực tập tốt nghiệp” trang bị cho người học các kiến thức tổng quan về thực tế cơ sở sản xuất, nguyên liệu và quy trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm. Học phần này còn góp phần hình thành kỹ năng quan sát, ghi chép, tổng hợp, báo cáo, rèn ý thức tự lập, sự yêu nghề, tìm tòi, vận dụng kiến thức đã học và so sánh với kiến thức thực tế. Ngoài ra học phần này còn giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng tác phong quy định tại cơ sở sản xuất thực phẩm

2 (0,2)

Chi tiết

Nhóm A

6

 

76.

Công nghệ sản xuất rượu, bia, nước giải khát

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về rượu, bia, nước giải khát, các nguyên liệu và sản phẩm cũng như quy trình công nghệ sản xuất rượu, bia, nước giải khát

2 (2,0)

Chi tiết

77.

Công nghệ chế biến sữa

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về nguyên liệu, các biến đổi của nguyên liệu trong quá trình sản xuất và bảo quản cũng như quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa trong công nghiệp. Bên cạnh đó, học phần cũng giới thiệu khái quát các phương pháp kiểm tra chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu, sản phẩm sữa cũng như phương pháp làm sạch tại chỗ CIP

2 (2,0)

Chi tiết

78.

Công nghệ chế biến rau quả

Học phần “Công nghệ chế biến rau quả” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm cũng như quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu rau quả.

2 (2,0)

Chi tiết

79.

Công nghệ sản xuất dầu thực vật

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về chất béo thực phẩm, các nguyên liệu và sản phẩm cũng như quy trình công nghệ sản xuất dầu thực vật (quy trình khai thác dầu thô và quy trình tinh luyện dầu) và các sản phẩm giàu béo (magarine, shortening, mayonnaise) trong công nghiệp. Bên cạnh đó, học phần cũng giới thiệu khái quát các kỹ thuật cải biến đặc tính chất béo, gồm: kỹ thuật pha trộn (blending), kỹ thuật hydrogen hóa (hydrogenation), kỹ thuật phân đoạn (fractionation), kỹ thuật ester hóa nội phân tử (interesterization).

2 (2,0)

Chi tiết

80.

Công nghệ sản xuất đường, bánh, kẹo

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về đường, quy trình công nghệ sản xuất đường từ mía. Ngoài ra, học phần cũng giới thiệu vai trò của các nguyên liệu sử dụng trong sản xuất bánh kẹo, quy trình công nghệ sản xuất bánh kẹo và các tính toán trong công nghệ sản xuất đường, bánh, kẹo.

2 (2,0)

Chi tiết

81.

Công nghệ chế biến thịt, trứng, thủy sản

Học phần “Công nghệ chế biến thịt, trứng, thủy sản” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về nguyên liệu; kỹ thuật giết mổ gia súc gia cầm; qui trình công nghệ sản xuất các sản phẩm thịt, trứng và thủy sản.

2 (2,0)

Chi tiết

82.

Công nghệ chế biến trà, cà phê, cacao

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về nguyên liệu, sản phẩm, các yếu tố liên quan như thiết bị, điều kiện sản xuất, phương pháp công nghệ trong quá trình chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu trà, cà phê, ca cao ở quy mô công nghiệp. Bên cạnh đó, học phần cũng hướng dẫn khái quát các các kỹ năng cần thiết để triển khai, tổ chức và giám sát thực hiện một quy trình sản xuất các sản phẩm trà, cà phê, ca cao cụ thể.

2 (2,0)

Chi tiết

83.

Công nghệ chế biến lương thực

Học phần “Công nghệ chế biến lương thực” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về nguyên liệu, sản phẩm cũng như qui trình công nghệ sản xuất các sản phẩm lương thực trong công nghiệp. Bên cạnh đó, học phần cũng giới thiệu cơ sở lý thuyết của các quá trình chế biến lương thực

2 (2,0)

Chi tiết

84.

Công nghệ sản xuất nước chấm, gia vị

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về nước chấm, gia vị, các nguyên liệu và sản phẩm cũng như quy trình công nghệ sản xuất nước chấm, gia vị.

2 (2,0)

Chi tiết

85.

Thực hành tổ chức và huấn luyện hội đồng cảm quan

Học phần “Thực hành tổ chức và huấn luyện hội đồng cảm quan” trang bị cho người học các kỹ năng thực hành sau: kỹ năng tuyển chọn người thử, kỹ năng chuẩn bị mẫu và chất chuẩn, kỹ năng huấn luyện hội đồng, kỹ năng xử lý số liệu cảm quan để đánh giá năng lực hội đồng, kỹ năng làm việc nhóm và viết báo cáo về quá trình huấn luyện hội đồng

1 (0,1)

Chi tiết

86.

Thực hành kỹ thuật hiện đại trong công nghệ thực phẩm

Học phần này cung cấp cho người học trình tự các bước, các thông số, các yếu tố ảnh hưởng, các biến đổi trong các quá trình, kiến thức về cấu tạo và chức năng của từng loại thiết bị, khả năng tính toán các thông số liên quan đến quá trình. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng liên hệ với kiến thức lý thuyết, liên hệ thực tế sản xuất và kiểm tra chất lượng thực phẩm, kỹ năng tính toán, xử lý kết quả và kỹ năng làm việc nhóm

1 (0,1)

Chi tiết

87.

Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Học phần “Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm” cung cấp cho người học các kiến thức về thiết kế và kiểm tra chất lượng bao bì thực phẩm ở qui mô phòng thí nghiệm và thực tế; khả năng tính toán, đo lường, thực hiện và kiểm soát chính xác các thông số công nghệ trong thiết kế và kiểm tra chất lượng bao bì thực phẩm. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng liên hệ kiến thức lý thuyết đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tế sản xuất

1 (0,1)

Chi tiết

88.

Thực hành ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghệ thực phẩm

Học phần này cung cấp cho người học kỹ thuật cơ bản của ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp thực phẩm cũng như phương pháp chuẩn bị môi trường, nhân giống, kiểm soát giống, xác định hoạt tính enzyme, điều khiển các thông số kỹ thuật trong quá trình lên men. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng liên hệ với kiến thức lý thuyết, liên hệ thực tế sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm, kỹ năng tính toán, xử lý kết quả và kỹ năng làm việc nhóm.

1 (0,1)

Chi tiết

IV.  Kiến thức ngành chuyên sâu, đặc thù (Giai đoạn 2 – cấp bằng Kỹ sư)

30

 

Kiến thức ngành chuyên sâu, đặc thù bắt buộc

 

 

89.

Ứng dụng tin học trong công nghệ thực phẩm

Học phần “Ứng dụng tin học trong công nghệ thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về ứng dụng phần mềm máy tính trong giải quyết một số bài toán, nhiệm vụ trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và đảm bảo chất lượng thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

90.

Quản lý nhà máy thực phẩm

Học phần “Quản lý cho kỹ sư” trang bị cho người học vai trò, nhiệm vụ, chức năng của người kỹ sư trong thời đại mới, cung cấp một số kiến thức và công cụ cần thiết để người kỹ sư thực hiện các hoạt động quản lý. Học phần này cung cấp các mô hình toán áp dụng để ra quyết định, một kỹ năng quan trọng của kỹ sư để giải quyết các vấn đề về sản xuất, đáp ứng nhu cầu xã hội, và các yếu tố cần thiết trong quản lý tài chính kế toán, quản lý sản xuất, quản lý dự án, quản lý con người. Bên cạnh đó, các công cụ quản lý hiệu quả được hướng dẫn để áp dụng.

2 (2,0)

Chi tiết

91.

Xử lý môi trường trong công

nghiệp thực phẩm

Học phần này bao gồm các nội dung sau: đặc tính các nguồn thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại) trong công nghiệp thực phẩm; công nghệ xử lý một số nguồn thải phổ biến; các quy định xả thải và quản lý nguồn thải. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng đánh giá mức độ ô nhiễm các loại nguồn thải; đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý chất thải; áp dụng đúng các quy định về bảo vệ môi trường trong công nghiệp thực phẩm. Qua môn học, sinh viên có thái độ học tập nghiêm túc, yêu nghề, có ý thức bảo vệ môi trường.

2 (2,0)

Chi tiết

92.

Thực tập kỹ sư 1

Học phần “Thực tập kỹ sư 1” trang bị cho người học các kiến thức tổng quan về thực tế cơ sở sản xuất, về nguyên liệu, quy trình sản xuất, các sản phẩm thực phẩm và hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở sản xuất đang áp dụng. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng quan sát, ghi chép, tổng hợp, báo cáo, rèn ý thức tự lập, sự yêu nghề, tìm tòi, vận dụng kiến thức đã học so sánh với kiến thức thực tế và kỹ năng thực hiện đúng tác phong quy định tại cơ sở sản xuất thực phẩm.

5 (0,5)

Chi tiết

93.

Thực tập kỹ sư 2

Học phần “Thực tập kỹ sư 2” trang bị cho người học các kiến thức tổng quan về thực tế cơ sở sản xuất, về hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở sản xuất đang áp dụng. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng tổng hợp, báo cáo, vận dụng kiến thức đã học so sánh với kiến thức thực tế, thực hiện đúng tác phong quy định tại cơ sở sản xuất thực phẩm. Thành thạo kĩ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm, đánh giá hiệu quả quá trình làm việc của các nhân và nhóm, có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo nhóm làm việc, có thể đề xuất các giải pháp để xử lý, giải quyết các vấn đề, sự cố phát sinh tại cơ sở thực tập

3 (0,3)

Chi tiết

94.

Khóa luận tốt nghiệp

Học phần “Khóa luận tốt nghiệp” trang bị cho người học khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn để xác định, phân tích, xử lý các vấn đề trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm; khả năng tiến hành các thí nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm; khả năng tính toán, phân tích và ứng dụng kết quả thí nghiệm vào thực tiễn để cải tiến các quá trình sản xuất thực phẩm; khả năng thiết kế quy trình sản xuất, lựa chn thiết bị thực phẩm đáp ứng các nhu cầu thực tế; khả năng thiết lập kế hoạch, dự án khoa học kỹ thuật, tham gia điều hành và quản lý kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm; kỹ năng làm việc nhóm, tìm kiếm và đọc các tài liệu ngoại ngữ chuyên ngành, báo cáo, thuyết trình.

14 (0,14)

Chi tiết

Chọn tối thiểu 1 học phần

2

 

95.

Quản lý an toàn thực phẩm

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về về nhận dạng mối nguy, đánh giá rủi ro theo các nguyên tắc HACCP, các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm, các phương pháp xây dựng chương trình tiên quyết và kế hoạch quản lý mối nguy

2 (2,0)

Chi tiết

96.

Quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về các thành phần của chuỗi cung ứng, sự cần thiết và quy trình, công cụ nhận dạng &  truy xuất thực phẩm từ trang trại đế bàn ăn.

2 (2,0)

Chi tiết

97.

Phòng vệ thực phẩm và gian lận thực phẩm

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về các hệ thống kiểm soát những mối nguy có chủ đích trong chuỗi thực phẩm gồm phòng vệ thực phẩm và gian lận thực phẩm. Bên cạnh đó, học phần cũng hướng dẫn khái quát các kỹ năng phân tích và phát triển một kế hoạch phòng vệ thực phẩm cụ thể cũng như kỹ năng phân tích và thiết lập các biện pháp ngăn chặn gian lận thực phẩm

2 (2,0)

Chi tiết

98.

Quản trị doanh nghiệp

Học phần Quản trị doanh nghiệp trang bị cho sinh viên các kiến thức tổng quát về quản trị các hoạt động trong các tổ chức doanh nghiệp; Có kỹ năng hoạch định, xây dựng, tổ chứcra quyết định, lãnh đạo… trong các tổ chức, doanh nghiệp. Người học có khả năng làm việc nhóm, thông qua các hoạt động tìm hiểu thực tiễn, tiểu luận và thảo luận nhóm; Có khả năng định hướng tốt ngành nghề, chuyên môn quản trị trong các tổ chức, doanh nghiệp.

2 (2,0)

Chi tiết

99.

Marketing thực phẩm và nghiên cứu người tiêu dùng

Học phần “Marketing thực phẩm và hành vi người tiêu dùng” cung cấp cho người học khái niệm cơ bản về marketing thực phẩm và các phương pháp nghiên cứu hành vi người tiêu dùng. Học phần được bố cục gồm 3 chương. Chương 1 trình bày các khái niệm cơ bản về chiến lược marketing (marketing strategy), nguyên tắc định vị sản phẩm, thương hiệu, ứng dụng công cụ marketing mix trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm. Tiếp theo, chương 2 trình bày nguyên tắc thực hiện một số phương pháp nghiên cứu định tính hành vi người tiêu dùng, ví dụ như: phỏng vấn nhóm tập trung, phỏng vấn bậc thang, phương pháp phỏng chiếu. Cuối cùng, chương 3 giới thiệu nguyên tắc thực hiện một số phương pháp nghiên cứu định lượng hành vi người tiêu dùng, ví dụ như: bảng câu hỏi điều tra về sự lựa chọn thực phẩm (food choice questionnaire), phân nhóm người tiêu dùng (consumer segmentation) và phân tích đánh đổi (conjoint analysis).

2 (2,0)

Chi tiết

100

Kỹ thuật lạnh thực phẩm

Học phần “Kỹ thuật lạnh thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về bản chất và tính chất vật lý của môi chất lạnh, chất tải lạnh, cân bằng pha, các chu trình và các quá trình lạnh cơ bản liên quan đến nhiệt lạnh và cơ sở khoa học về quá trình làm lạnh, lạnh đông thực phẩm, phương pháp bảo quản thực phẩm trong kho lạnh. Các qui trình chế biến lạnh-lạnh đông thực phẩm và ứng dụng.

2 (2,0)

Chi tiết

Các tin khác