• Rung chuôn vàng
  • Hình flycam
  • khoa 2
  • GCN
  • Lễ trao giải PNVN 2014
  • HCLD hang 2
  • Defense

Tiến độ và chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế biến thủy sản hệ Đại học chính quy - áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2022

TIẾN ĐỘ VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUI - ÁP DỤNG TỪ KHÓA TUYỂN SINH NĂM 2022 (13DHTP)

 

STT

Chương trình và tiến độ đào tạo ngành công nghệ chế biến thủy sản

Nội dung

1

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành CNCBTS

Chi tiết

2

Tiến độ đào tạo chung ngành CNBTS

Trình độ kĩ sư

Chi tiết

Trình độ cử nhân

Chi tiết

3

Tiến độ đào tạo theo học kỳ ngành CNCBTS

Trình độ kĩ sư

Chi tiết

Trình độ cử nhân

Chi tiết

Danh mục các học phần trong chương trình ngành CNCBTS

Stt

Tên học phần

Mô tả học phần

Số TC

Đề cương  HP

I. Kiến thức giáo dục đại cương

Kiến thức giáo dục đại cương bắt buộc

1.

Triết học Mác-Lênin

Học phần Triết học Mác – Lênin trang bị cho người học các kiến thức cơ bản của triết học Mác – Lênin; các nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; vai trò của triết học Mác – Lênin. Từ đó, người học vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân. Xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học, hình thành ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu, thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

 

3 (3,0)

Chi tiết

2.

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin trang bị cho người học kiến thức cơ bản về sự hình thành và phát triển của Kinh tế chính trị Mác – Lênin; về kinh tế hàng hóa; sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, cơ sở khách quan của các chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vấn đề công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Từ đó, người học vận dụng những kiến thức của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, hình thành ý thức tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng với thái độ khách quan, trung thực và tin tưởng; đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái về chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

2 (2,0)

Chi tiết

3.

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về: Quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; những đặc điểm cơ bản, những vấn đề về chính trị - xã hội của CNXH và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ những kiến thức cơ bản đó, sinh viên có khả năng vận dụng vào việc xem xét, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước liên quan đến chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Xây dựng thái độ chính trị, tư tưởng đúng đắn, khách quan về con đường XHCN mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước.

2 (2,0)

Chi tiết

4.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học phần “Tư tưởng Hồ Chí Minh” trang bị cho người học những kiến thức về nguồn gốc và các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Từ đó, sinh viên có khả năng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác thực tiễn để chủ động giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội theo tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

2 (2,0)

Chi tiết

5.

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới. Từ đó, sinh viên có khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn cũng như chủ động giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

 

2 (2,0)

Chi tiết

6.

Anh văn 1

Học phần này trang bị cho sinh viên năng lực ngoại ngữ đáp ứng được trình độ A1 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam theo quy định của thông tư 01/2014/TTBGDĐT trong học tập, nghiên cứu tài liệu nước ngoài và cơ hội tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Học phần tập trung nâng cao trình độ ngoại ngữ theo 4 kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết với sự tham gia giảng dạy và hướng dẫn của giáo viên nước ngoài trong 1/3 chương trình. Học phần có sử dụng flatform online cho việc tự học ở nhà của sinh viên với thời lượng 90 tiết.

3 (3,0)

Chi tiết

7.

Anh văn 2

Học phần này trang bị cho sinh viên năng lực ngoại ngữ đáp ứng được trình độ A2 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam theo quy định của thông tư 01/2014/TTBGDĐT trong học tập, nghiên cứu tài liệu nước ngoài và cơ hội tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Học phần tập trung nâng cao trình độ ngoại ngữ theo 4 kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết với sự tham gia giảng dạy và hướng dẫn của giáo viên nước ngoài trong 1/3 chương trình. Học phần có sử dụng flatform online cho việc tự học ở nhà của sinh viên với thời lượng 90 tiết.

3 (3,0)

Chi tiết

8.

Anh văn 3

Học phần này trang bị cho sinh viên năng lực ngoại ngữ đáp ứng được trình độ A2 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam theo quy định của thông tư 01/2014/TTBGDĐT trong học tập, nghiên cứu tài liệu nước ngoài và cơ hội tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Học phần tập trung nâng cao trình độ ngoại ngữ theo 4 kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết với sự tham gia giảng dạy và hướng dẫn của giáo viên nước ngoài trong 1/3 chương trình. Học phần có sử dụng flatform online cho việc tự học ở nhà của sinh viên với thời lượng 90 tiết.

3 (3,0)

Chi tiết

9.

Giải tích (CNTP)

Học phần này cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức về giới hạn, liên tục, đạo hàm, vi phân của hàm số một biến số thực; nguyên hàm, tích phân xác định, tích phân suy rộng của hàm số một biến số; minh họa khả năng ứng dụng các kiến thức trên vào giải quyết một số bài toán trong kỹ thuật, công nghệ. Bên cạnh đó, học phần cũng rèn luyện cho sinh viên biết vận dụng lý thuyết, sử dụng phần mềm trong việc giải các bài tập dạng cơ bản, cũng như gắn với số liệu thực tế. Ngoài ra sinh viên cần biết làm việc theo nhóm và tiếp cận, giải quyết vấn đề một cách khoa học.

3 (3,0)

Chi tiết

10.

Hóa đại cương 1

Học phần hóa đại cương 1 bao gồm những kiến thức về các khái niệm và định luật cơ bản trong hóa học, cấu tạo chất (cấu tạo nguyên tử, phân tử, liên kết hóa học…) được xây dựng dựa trên lý thuyết cơ học lượng tử hiện đại; các tính chất và quá trình xảy ra trong dung dịch. Thông qua học phần, sinh viên sẽ thể hiện được kỹ năng truyền đạt các vấn đề bằng lời nói hoặc bằng văn bản trong phạm vi môn học; xác định được trách nhiệm học tập độc lập hoặc theo nhóm, tuân thủ kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp và tự tin trong học tập.

2 (2,0)

Chi tiết

11.

Vi sinh đại cương (CNTP)

Học phần Vi sinh đại cương nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vi sinh vật bao gồm khái niệm, lịch sử, đối tượng, phạm vi vi sinh vật học và phân loại vi sinh vật; đặc điểm hình thái, cấu trúc và chức năng tế bào vi sinh vật; nhu cầu dinh dưỡng, đặc điểm sinh trưởng và các biện pháp kiểm soát vi sinh vật.Đồng thời, học phần cũng giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu vi sinh vật bao gồm sử dụng kính hiển vi, phân lập, đo lường sinh trưởng của vi sinh vật.n cạnh đó, học phần cũng giúp sinh viên bước đầu làm quen với tiếng Anh chuyên ngành Vi sinh vật học. Ngoài ra, học phần còn hướng sinh viên tới việc tập quen dần với kỹ năng học tập độc lập, suốt đời, kỹ năng truyền đạt các vấn đề vi sinh cơ bản.

2 (2,0)

Chi tiết

12.

Thí nghiệm vi sinh đại cương (CNTP)

Học phần Thực hành vi sinh vật học nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nguyên tắc an toàn phòng thí nghiệm vi sinh vật; mục đích sử dụng và cách thức vận hành các thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm Vi sinh. Ngoài ra, học phần còn nhằm huấn luyện và tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện các kỹ năng cơ bản khi làm việc trong phòng thí nghiệm vi sinh như cách thức bao gói các dụng cụ, cách sử dụng các thiết bị vi sinh cơ bản; cách chuẩn bị môi trường nuôi cấy vi sinh vật, các thao tác cấy truyền, cấy ria và/hoặc cấy điểm; kỹ thuật phân lập định lượng vi sinh vật; các thao tác làm tiêu bản soi tươi, nhuộm màu, quan sát hình thái tế bào vi sinh vật bằng kinh hiển vi quang học. Đồng thời, học phần còn bước đầu rèn luyện sinh viên báo cáo công việc thực nghiệm, ghi nhận và lý giải sơ bộ được sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế (nếu có) khi tiến hành thí nghiệm cũng như bước đầu diễn giải dược kết quả thí nghiệm. Bên cạnh đó, học phần còn nhằm rèn luyện sinh viên cách làm độc lập cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm được chỉ định để thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

1 (0,1)

Chi tiết

13.

Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và nâng cao về máy tính và mạng máy tính, các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT), an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sử dụng CNTT-TT, các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính, một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT, kỹ năng cơ bản trên hệ điều hành Windows; kỹ năng sử dụng các phần mềm tiện ích: soạn thảo và xử lý văn bản với Ms Word, sử dụng trình chiếu với Ms PowerPoint, sử dụng bảng tính với Ms Excel, sử dụng Ms Project để xây dựng và quản lý dự án, sử dụng Internet và khai thác các công cụ xã hội để người học ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và nghiên cứu. Đồng thời, người học có nhận thức và thực hiện đúng theo các quy định khi làm việc với máy tính và có ý thức tôn trọng bản quyền và bảo mật thông tin.

3 (2,1)

Chi tiết

14.

Giáo dục thể chất 1

Học phần Giáo dục thể chất 1: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển, tác dụng, nguyên tắc và phương pháp tập luyện, nguyên lý kĩ thuật, hình thành kỹ năng, năng lực vận động chuyên môn ban đầu  của 1 trong 6 môn thể thao bao gồm: Bóng chuyền, Bơi lội, Cầu lông, Bóng đá, Võ thuật, Thể hình.  Đồng thời, rèn luyện  ý thức tự giác tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, các kỹ năng hoạt động nhóm.

2(0,2)

Chi tiết

15.

Giáo dục thể chất 2

Học phần Giáo dục thể chất 2: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về luật thi đấu, tác dụng, nguyên tắc và phương pháp tập luyện, hình thành kỹ năng, năng lực vận động chuyên môn cơ bản và nâng cao, phương pháp trọng tài trong thi đấu của 1 trong 6 môn thể thao bao gồm: Bóng chuyền, Bơi lội, Cầu lông, Bóng đá, Võ thuật, Thể hình.  Đồng thời, rèn luyện ý thức tự giác tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, các kỹ năng hoạt động nhóm.

2(0,2)

Chi tiết

16.

Giáo dục thể chất 3

Học phần Giáo dục thể chất 3: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Công tác tổ chức thi đấu và phương pháp trọng tài một số môn thể thao; tác dụng, nguyên tắc và phương pháp tập luyện, hình thành kỹ năng, năng lực vận động chuyên môn cơ bản và nâng cao của 1 trong 6 môn thể thao bao gồm: Bóng chuyền, Bơi lội, Cầu lông, Bóng đá, Võ thuật, Thể hình. Đồng thời, rèn luyện  ý thức tự giác tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, các kỹ năng hoạt động nhóm.

1(0,1)

Chi tiết

17.

Giáo dục quốc phòng - an ninh 1

Giáo dục quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Chiến tranh, Quân đội và Bảo vệ Tổ quốc; xây dựng nền quốc phòng, an ninh; chiến tranh nhân dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc; công tác xây dựng LLVT nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng ở nước ta trong tình hình mới. Lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam. Giới thiệu công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay; vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

3(0,3)

Chi tiết

18.

Giáo dục quốc phòng - an ninh 2

Nội dung phòng, chống âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; một số nội dung về dân tộc, tôn giáo. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm con người; an toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; an ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam.

2(0,2)

Chi tiết

19.

Giáo dục quốc phòng - an ninh 3

Học phần 3 bao gồm: Các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần. Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại. Hiểu biết các quân, binh chủng trong quân đội; Điều lệnh đội ngũ từng người không có súng; Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự; Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao và Ba môn quân sự phối hợp.

1(0,1)

 

20.

Giáo dục quốc phòng - an ninh 4

Học phần 4. Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật, gồm các nội dung: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn - Ném lựu đạn bài 1; Từng người trong chiến đấu tiến công; Từng người trong chiến đấu phòng ngự và Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới).

2(0,2)

 

Kiến thức giáo dục đại cương tự chọn (Chọn tối thiểu 1 học phần)

21.

Pháp luật đại cương

Học phần “Pháp luật đại cương” trang bị cho người học hệ thống kiến thức lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật, hệ thống pháp luật Việt Nam, quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; các chế định cơ bản của các ngành luật hiến pháp, hành chính, lao động, dân sự, hôn nhân và gia đình, hình sự. Đồng thời, rèn luyện cho người học kỹ năng sử dụng các qui định của pháp luật trong công việc và cuộc sống, giúp người học có nhận thức đúng tự giác chấp hành qui định của pháp luật, khuyến nghị người khác chấp hành qui định của pháp luật.

2(2,0)

Chi tiết

22.

Logic học

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về các quy luật cơ bản (đồng nhất, phi mâu thuẫn, triệt tam, lý do đầy đủ) và hình thức cơ bản (khái niệm, phán đoán, suy luận) của tư duy nhằm đi tới sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan. Bên cạnh đó, học phần cung cấp một số công cụ (các phép toán mệnh đề, tam đoạn luận) để phân tích, trả lời các câu hỏi trong những trường hợp cụ thể.

2(2,0)

Chi tiết

23.

Kinh tế học đại cương

Học phần này sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản như: cung, cầu và thị trường; lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng; lý thuyết về sản xuất và chi phí sản xuất; hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo; bên cạnh đó là yếu tố kinh các chính sách và công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô của chính phủ.

2(2,0)

Chi tiết

II. Kiến thức cơ sở ngành

Kiến thức cơ sở ngành bắt buộc

 

 

24.

Kỹ năng thuyết trình

Học phần Kỹ năng thuyết trình trang bị cho người học kỹ năng xây dựng cấu trúc và khai triển nội dung bài thuyết trình, thiết kế slide, kiểm soát ngôn ngữ, xử lý câu hỏi và trả lời trong buổi thuyết trình.

2 (1,1)

Chi tiết

25.

Kỹ năng viết

Cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng viết bài luận học thuật, bao gồm các kiến thức, kỹ năng sau:

  • Các bước cơ bản khi viết bài luận học thuật, cách thức tổ chức, triển khai ý và sắp xếp ý.
  • Thao tác paraphrase, tổng kết và trích dẫn trong bài luận học thuật 
  • Tra cứu tài liệu từ nhiều nguồn trích dẫn
  • Sử dụng văn phong phù hợp trong bài luận học thuật
  • Tạo cơ hội, khuyến khích sinh viên có suy nghĩ, thái độ học tập tích cực, tự học và hợp tác, sử dụng các nguồn tài liệu đa dạng trong học tập.

2 (2,0)

Chi tiết

26.

Kỹ thuật phòng thí nghiệm

Học phần “Kỹ thuật phòng thí nghiệm” trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về các kỹ thuật thường dùng trong phòng thí nghiệm. Đồng thời, học phần trang bị kiến thức về kỹ thuật an toàn khi làm việc với hóa chất, thiết bị trong phòng thí nghiệm qua đó giúp người học nhận thức hết trách nhiệm khi sử dụng hóa chất, trang thiết bị phòng thí nghiệm.

1 (0,1)

Chi tiết

27.

Xác suất và thống kê trong sản xuất, công nghệ, kỹ thuật (CNTP)

Học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê: Biến ngẫu nhiên, luật phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên, tổng thể và mẫu; các tham số đặc trưng của biến ngẫu nhiên và các tham số đặc trưng của mẫu; các công thức tính xác suất; bài toán ước lượng và kiểm định giả thuyết thống kê và hồi qui tương quan; các bài tập vận dụng lý thuyết, các bài tập ứng dụng trong sản xuất, công nghệ, kỹ thuật.

3 (3,0)

Chi tiết

28.

Hóa phân tích

Học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, học phần này cung cấp kiến thức về khái niệm và công thức tính các loại nồng độ, các định luật thường sử dụng trong hóa phân tích; cơ sở lý thuyết, các điều kiện tiến hành và ứng dụng của các phương pháp phân tích cổ điển (phương pháp acid-base, phương pháp chuẩn độ tạo phức, phương pháp chuẩn độ tạo tủa, phương pháp chuẩn độ oxi hóa khử, phương pháp phân tích khối lượng) và cách tính toán kết quả phân tích.

2 (2,0)

Chi tiết

29.

Thí nghiệm hóa phân tích

Học phần thuộc khối kiến thức ngành chính, học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về kỹ thuật sử dụng các dụng cụ, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm phục vụ cho phân tích cổ điển, bao gồm phân tích thể tích và phân tích khối lượng. Phần phân tích thể tích gồm năm bài thực hành dựa trên bốn cân bằng chính (cân bằng acid – base, cân bằng tạo phức, cân bằng tạo tủa, cân bằng oxy hóa khử). Phần phân tích khối lượng là một bài thực hành trình bày các bước thực hiện tạo tủa và xác định khối lượng của tủa. Học phần cũng rèn luyện kỹ năng ghi nhận kết quả đo, xử lý và biểu diễn kết quả phân tích.

1 (0,1)

Chi tiết

30.

Hóa học thực phẩm

Học phần “Hóa học thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về các về vai trò, cấu trúc và tính chất của các hợp chất trong thực phẩm bao gồm: nước, protein, glucide, lipid, vitamin và chất khoáng; dựa trên bản chất hóa học của các hợp chất này để giải thích cho các phản ứng xảy ra giữa các thành phần có trong thực phẩm và các tính năng công nghệ ứng dụng trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

31.

Hóa sinh học thực phẩm

Học phần “Hoá sinh học” bị cho người học những kiến thức về sự chuyển hóa của các hợp chất quan trọng trong thực phẩm bao gồm protein, glucide và lipid dưới các tác động của các tác nhân lý, hóa, đặc biệt là của enzyme; từ đó ứng dụng để kiểm soát các phản ứng hóa học trong quá trình chế biến thực phẩm, đồng thời dự đoán được những phản ứng làm hạn chế thời hạn sử dụng của thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

32.

Thí nghiệm hóa học và hóa sinh học thực phẩm

Học phần “Thí nghiệm hóa học và hóa sinh học thực phẩm” cung cấp cho người học các thí nghiệm cơ bản (định tính, định lượng, khảo sát tính chất) của các hợp chất thường gặp trong thực phẩm bao gồm protein, enzyme, glucide, lipid, vitamin. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng liên hệ với kiến thức lý thuyết, liên hệ thực tế sản xuất và kiểm tra chất lượng thực phẩm, kỹ năng tính toán, xử lý kết quả và kỹ năng làm việc nhóm.

1 (0,1)

Chi tiết

33.

Vi sinh vật học thực phẩm (CNTP)

Học phần “Vi sinh vật học thực phẩm” trang bị cho người học kiến thức cơ bản về vi sinh vật thực phẩm bao gồm các hệ vi sinh vật có mặt trong thực phẩm, vi sinh vật gây hại, sinh độc tố và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; các chế độ, thiết bị và yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sản xuất ứng dụng vi sinh vật. Kiến thức chuyên sâu về vi sinh thực phẩm cung cấp cho người học bao gồm công nghệ vi sinh vật ứng dụng trong lên men thu nhận sản phẩm thực phẩm, vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm và biện pháp bảo quản và an toàn thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

34.

Thí nghiệm vi sinh vật học thực phẩm

Học phần Thí nghiệm vi sinh vật học thực phẩm nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nhận diện và định lượng các vi sinh vật có lợi, gây bệnh và gây hư hỏng thực phẩm trong các điều kiện tăng trưởng của chúng và sinh viên phải liên hệ được các kiến thức về đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, học phần còn nhằm huấn luyện cho sinh viên thực hiện thành thạo các thao tác thí nghiệm để quan sát, nhận diện và định lượng các vi sinh vật có lợi, gây bệnh và hư hỏng thực phẩm như nấm men, nấm mốc và vi khuẩn bằng các phương pháp truyền thống. Đồng thời, học phần này còn rèn luyện cho sinh viên có khả năng đánh giá kết quả thí nghiệm. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có khả năng áp dụng chính xác kỹ năng làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi để đạt mục tiêu đề ra và chịu trách nhiệm đối với nhóm và thực hiện đúng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, trung thực trong hoạt động chuyên môn.

1 (0,1)

Chi tiết

35.

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Học phần “Vệ sinh an toàn thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về các mối nguy sinh học, hóa học, vật lý trong thực phẩm cũng như kỹ năng tìm hiểu, nhận diện và yêu cầu cơ bản về kiểm soát các mối nguy này. Người học hiểu được ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí đến an toàn vệ sinh thực phẩm; điều kiện và phương pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, học phần này cũng trang bị cho người học các kỹ năng cần thiết trong việc tìm kiếm, tra cứu văn bản luật liên quan tới công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và biết cách áp dụng các quy định này.

2 (2,0)

Chi tiết

36.

Nhập môn công nghệ chế biến thủy sản

Học phần này nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức chung về kỹ sư công nghệ chế biến thủy sản, trang bị cho kỹ sư vai trò trách nhiệm, đạo đức của người kỹ sư. Nội dung môn học sẽ cung cấp cho sinh viên các khái niệm về công nghệ chế biến thủy sản và những kỹ năng mềm cần thiết: làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp,.. giúp sinh viên có phương pháp học tập tốt trong nhà trường và chuẩn bị thái độ, phong cách của một kỹ sư tương lai có đủ kiến thức và có cơ hội tốt nhận được việc làm ngay.

2 (1,1)

Chi tiết

37.

Vẽ kỹ thuật

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về những tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật, phương pháp dựng hình, hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo, hình cắt, hình trích để biểu diễn vật thể trên mặt phẳng. Sau khi học xong học phần này, sinh viên áp dụng các phương pháp dựng hình để xây dựng một bản vẽ kỹ thuật theo TCVN, từ đó xây dựng bản vẽ kỹ thuật hoàn chỉnh và có khả năng làm việc độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân và có ý thức học tập và bảo vệ quan điểm cá nhân.

2 (2,0)

Chi tiết

38.

Kỹ thuật thực phẩm 2 (Truyền nhiệt trong CNTP)

Học phần “Kỹ thuật thực phẩm 2” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về trao đổi nhiệt, kỹ thuật truyền nhiệt áp dụng trong chế biến thực phẩm như đun nóng, làm nguội, thanh trùng tiệt trùng, cô đặc, chần hấp, chiên, nướng, rang, sấy…; tính toán các thông số cơ bản của thiết bị nhiệt; chọn đúng phương pháp và thiết bị phục vụ cho các quá trình xử lý nhiệt trong công nghệ chế biến thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

39.

Máy và thiết bị chế biến thủy sản

Học phần này nêu cơ sở về máy móc thiết bị, kiến thức cơ bản đọc hình vẽ kỹ thuật. Vẽ và trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy, thiết bị vận chuyển, rửa, sản xuất đá lạnh, thiết bị cấp đông, hệ thống lạnh,  phân cỡ và xử lý thuỷ sản. Phân tích các sự số thường xảy ra đối với máy. Học phần này còn rèn cho sinh viên vận dụng kỹ năng đọc hình vẽ kỹ thuật để hiểu rõ được cấu tạo, chức năng của từng chi tiết trong máy. Phân tích, tổng hợp và xử lý được các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình nhiệt lạnh.

3 (3,0)

Chi tiết

40.

Nguyên liệu thủy sản và công nghệ sau thu hoạch

Học phần cung cấp cho người học kiến thức căn bản về: nguồn nguyên liệu thủy sản; thành phần hóa học của nguyên liệu thủy sản; biến đổi của nguyên liệu thủy sản sau khi chết; nhận diện nguyên liệu; phương pháp thu gom, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu; tiếp nhận nguyên liệu tại nhà máy; đảm bảo chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thủy sản. Rèn luyện cho sinh viên làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

2 (2,0)

Chi tiết

41.

Nuôi trồng thủy sản đại cương

Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nuôi trồng thủy sản trong mối liên hệ chặt chẽ với sản xuất chế biến thủy sản và thương mại.

Cụ thể, người học được giới thiệu về s phát triển của nuôi trồng thủy sản trên thế giới và thực trạng ở Việt Nam; Các vấn đề chung về sản xuất giống thủy sản; Các vấn đề chung về nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Các vấn đề chung về nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn; Chăm sóc, quản lý, cho ăn và sức khỏe vật nuôi thủy sản; Thu hoạch và bảo quản sản phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

42.

Ngư loại học

Trong chương trình đào tạo nhóm ngành thủy sản, Ngư loại học là môn học cơ sở ngành, chuyên nghiên cứu về đặc điểm phân loại các nhóm cá, hệ thống phân loại cá, đặc điểm sinh thái, tập tính, phân bố, thành phần loài cá theo vùng, các khu hệ sinh sống và mối quan hệ của cá với môi trường sống. Học phần cung cấp kiến thức về đặc điểm về cấu tạo hình thái ngoài, hình thái trong của các loài cá sụn, cá xương chính, có giá trị về khoa học và kinh tế. Ngoài ra, học phần còn mở rộng kiến thức về các vùng phân bố và khai thác chính ở Việt Nam. Người học ngư loại học có thể áp dụng kiến thức của mình vào quản lý nguồn lợi thủy sản, chọn vùng nguyên liệu, phân loại nguyên liệu cho sản xuất và kinh doanh, xác định nguồn gốc và kiểm tra thành phần sản phẩm thủy sản.

2 (2,0)

Chi tiết

Kiến thức cơ sở ngành tự chọn (Chọn tối thiểu 1 học phần)

 

 

43.

Độc tố học thực phẩm

Học phần này cung cấp cho sinh viên những khái niệm chung về độc tố học thực phẩm, những kiến thức chung về cơ chế hấp thu, phân phối và đào thải các chất độc sau khi được đưa vào trong cơ thể người, nguồn gốc, tác nhân hình thành độc tố thực phẩm (độc tố có nguồn gốc sinh học, do tác nhân hóa học, do tác nhân vật lý). Ngoài ra, học phần này còn trang bị những kiến thức về dị ứng thực phẩm như những khái quát về dị ứng thực phẩm, cơ chế gây nên hiện tượng dị ứng thực phẩm và một số biện pháp bảo lý và hạn chế hiện tượng ngộ độc thực phẩm, dị ứng thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

44.

Thực phẩm chức năng

Học phần “ Thực phẩm chức năng” trang bị cho người học hệ thống kiến thức khái quát về thực phẩm chức năng, bao gồm các khái niệm, định nghĩa; các quy định pháp lý về sản xuất, kinh doanh, ghi nhãn thực phẩm chức năng; các nhóm nguyên liệu, hoạt chất có đặc tính, lợi ích sinh học có lợi cho sức khỏe và vận dụng các quy định pháp lý; đặc tính, lợi ích sinh học của các nguyên liệu để sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng có lợi và an toàn cho sức khỏe.

2 (2,0)

Chi tiết

45.

An toàn lao động trong thủy sản

An toàn lao động là vấn đề vô cùng quan trọng trong các quá trình sản xuất nói chung và sản xuất thủy sản nói riêng. Học phần an toàn lao động thủy sản này trang bị các kiến thức chung về lao động, an toàn lao động và bảo hộ lao động. Học phần cũng giới thiệu những cơ sở pháp lý và quy định bắt buộc về an toàn lao động và bảo hộ lao và bảo hộ lao động trong sản thủy sản ở Việt Nam. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động trong môi trường sản xuất thủy sản. Bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. Người học được cung cấp kiến thức về kỹ thuật an toàn điện, an toàn hóa chất và an toàn cháy nổ trong các trang trại, công ty, xí nghiệp, nhà máy chế biến thủy sản; Quản lý an toàn lao động, bảo hộ lao động trong sản xuất thủy sản: Tổ chức, kế hoạch, trách nhiệm và thực hiện an toàn lao động, bảo hộ lao động; Chế độ làm việc, chế độ khám chữa bệnh và hỗ trợ, phụ cấp...

2 (2,0)

Chi tiết

46.

Tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thực phẩm

Học phần Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thực phẩm trang bị cho người học kỹ năng đọc hiểu, tổng hợp và trình bày các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành khoa học và công nghệ thực phẩm, phân tích thực phẩm và an toàn thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

III. Kiến thức ngành  (Giai đoạn 1 – cấp bằng Cử nhân)

Kiến thức ngành bắt buộc

 

 

47.

Các quá trình trong Công nghệ thực phẩm

Học phần “Các quá trình trong công nghệ chế biến thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về thực phẩm, công nghệ thực phẩm; bản chất, mục đích và biến đổi của các quá trình công nghệ trong sản xuất thực phẩm; khả năng tính toán, phân tích, xử lý các vấn đề trong sản xuất thực phẩm; khả năng lựa chọn và áp dụng các thiết bị trong dây chuyền sản xuất các loại sản phẩm thực phẩm.

3 (3,0)

Chi tiết

48.

Thực hành các quá trình trong Công nghệ  thực phẩm

Học phần “Thực hành các quá trình trong công nghệ chế biến thực phẩm” trang bị cho người học kỹ năng thực hành một số quá trình như làm sạch, phân loại, xay/nghiền, đông tụ, sấy, cô đặc, ép, lọc, ly tâm, cô đặc, trích ly, phối trộn, lên men, thanh trùng, tiệt trùng, … trong chế biến các thực phẩm trà thảo mộc, sữa gạo lên men, đậu phụ, trái cây sấy dẻo, mứt jam, pate đóng hộp và các vấn đề liên quan trong sản xuất và kỹ năng làm việc nhóm.

1 (0,1)

Chi tiết

49.

Phụ gia thực phẩm

Học phần “Phụ gia thực phẩm (PGTP)” trang bị cho người học kiến thức tổng quan về các hợp chất PGTP bao gồm các đặc tính, độc tính, chức năng, vai trò công nghệ của chúng trong thực phẩm, các vấn đề pháp lý của PGTP và khả năng vận dụng các đặc tính của PGTP nhằm đem lại hiệu quả công nghệ, an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm cũng như áp dụng các quy định pháp lý về PGTP trong công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm và PGTP.

2 (2,0)

Chi tiết

50.

Phát triển sản phẩm

Học phần “Phát triển sản phẩm (PTSP)” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về hoạt động PTSP thực phẩm trong doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động và yếu tố cơ bản của quy trình PTSP, các điều kiện then chốt để thực hiện hiệu quả hoạt động PTSP và các kỹ năng cơ bản để tham gia tìm kiếm cơ hội thị trường; sáng tạo ý tưởng; phân tích, nghiên cứu thị trường; phân tích công nghệ; phân tích và quản lý rủi ro; lập kế hoạch, thực hiện nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm đáp ứng mục tiêu của dự án PTSP.

2 (0,2)

Chi tiết

51.

Phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản 1

Học phần này nêu nguyên tắc và trình tự thực hiện phân tích các chỉ tiêu chất lượng cảm qua và hóa lý đặc trưng của thủy sản. Lựa chọn chính xác các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất cần dùng để phân tích. Phân tích được các chỉ tiêu chất lượng cảm qua và hóa lý của thủy sản theo đúng tiêu chuẩn, trình tự, đảm bảo chính xác và an toàn. Học phần này còn rèn cho sinh viên vận dụng được các kiến thức để để xử lý các sự cố trong quá trình phân tích. Phân tích, tổng hợp và xử lý được các thông tin thu được để đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay bản chất của các hiện tượng trong quá trình phân tích các chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm thủy sản. Rèn luyện cho sinh viên làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu  trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

3 (3,0)

Chi tiết

52.

Thực hành Phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản 1

Học phần này giúp sinh viên trình bày được nguyên tắc, các bước tiến hành để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu và các sản phẩm thủy sản như: sản phẩm thủy sản đông lạnh; sản phẩm khô thủy sản; nước mắm; đồ hộp thủy sản; sản phẩm keo rong biển. Phân tích được các sai sót thường gặp trong quá trình thực hành và đề ra biện pháp khắc phục các sai sót này. Học phần này còn rèn cho sinh viên áp dụng được quy tắc an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm, lựa chọn đúng dụng cụ để pha hóa chất, thực hiện đúng thao tác cũng như phát hiện và khắc phục được các sai sót thường gặp. Rèn luyện cho sinh viên làm việc độc lập, sáng tạo, làm việc nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin. Tính cẩn thận, kỷ luật và chính xác trong thao tác thực hành

2(0,2)

Chi tiết

53.

Công nghệ bao bì, đóng gói thực phẩm

Học phần Công nghệ bao bì, đóng gói thực phẩm cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về bao bì thực phẩm, ưu nhược điểm các loại bao bì, nguyên vật liệu sản xuất bao bì, qui trình công nghệ cũng như các biện pháp quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất bao bì, đóng gói thực phẩm, ứng dụng của các loại bao bì trong công nghệ chế biến thực phẩm.

2 (2,0)

Chi tiết

54.

Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Học phần “Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm” cung cấp cho người học các kiến thức về thiết kế và kiểm tra chất lượng bao bì thực phẩm ở qui mô phòng thí nghiệm và thực tế; khả năng tính toán, đo lường, thực hiện và kiểm soát chính xác các thông số công nghệ trong thiết kế và kiểm tra chất lượng bao bì thực phẩm. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng liên hệ kiến thức lý thuyết đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tế sản xuất.

1 (0,1)

Chi tiết

55.

Phân tích vi sinh thực phẩm

Học phần “Phân tích vi sinh thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực phân tích vi sinh để phân tích các chỉ tiêu vi sinh, giải thích các vấn đề liên quan để ứng dụng trong thực tế kiểm nghiệm, hiểu biết các thiết bị trong phòng thí nghiệm vi sinh; khả năng giải thích được các bước thực hiện; khả năng nhận biết, giải thích được kết quả phân tích.

2 (2,0)

Chi tiết

56.

Thí nghiệm phân tích vi sinh thực phẩm 1

Học phần “Thực hành phân tích vi sinh thực phẩm 1” trang bị cho người học các thao tác pha chế môi trường, hóa chất và các kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm bằng các phương pháp như: đếm khuẩn lạc, MPN, màng petrifilm. Đồng thời, học phần góp phần hình thành kỹ năng liên hệ với kiến thức lý thuyết, liên hệ thực tế sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm, kỹ năng tính toán, xử lý kết quả và kỹ năng làm việc nhóm.

1 (0,1)

Chi tiết

57.

Công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản

Học phần này trình bày cơ sở của quá trình làm lạnh và bảo quản lạnh thực phẩm; quá trình làm lạnh đông và bảo quản sản phẩm đông lạnh. Nêu các phương pháp làm lạnh, bảo quản lạnh thủy sản; phương pháp làm lạnh đông sản phẩm thủy sản; nêu sơ đồ qui trình công nghệ chế biến và giải thích, trình bày các công đoạn sản xuất của qui trình để chế biến các sản phẩm tôm, cá, mực-bạch tuộc đông lạnh. Học phần này còn rèn cho sinh viên vận dụng được các kiến thức để phân tích các sự cố thường gặp trong sản xuất và đề ra hướng giải quyết. Xây dựng và đề xuất qui trình chế biến sản phẩm thủy sản đông lạnh từ các nguyên liệu thủy sản khác. Rèn luyện cho sinh viên làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu  trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

2 (2,0)

Chi tiết

58.

Thực hành công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản

Học phần này giúp sinh viên hệ thống lại các kiến thức làm lạnh, làm lạnh đông sản phẩm thủy sản, vận dụng để thực hiện các bài thực hành về sản phẩm tôm, mực-bạch tuộc, cá, nhuyễn thể 2 mãnh vỏ, ghẹ đông lạnh. Trên cơ sản đó, sinh viên có khả năng chế biến, kiểm tra, đánh giá, xác định các sự cố thường gặp trong chế biến sản phẩm thủy sản đông lạnh. Đồng thời học phần này giúp sinh viên có khả năng làm việc nhóm và bảo vệ quan điểm cá nhân thuộc lĩnh vực chế biến sản phẩm thủy sản đông lạnh.

1 (0,1)

Chi tiết

59.

Công nghệ sản xuất đồ hộp thủy sản

Học phần này trình bày đặc điểm một số nguyên liệu sử dụng trong sản xuất đồ hộp thủy sản, phân tích ưu nhược điểm của bao bì đồ hộp, các quá trình cơ bản trong sản xuất đồ hộp thủy sản; phân tích, tính toán được các thông số của kỹ thuật sản xuất đồ hộp thủy sản, xây dựng được các quy trình công nghệ trong sản xuất đồ hộp thủy sản, kiểm tra và bảo quản đồ hộp thủy sản. Học phần rèn luyện cho sinh viên kỹ năng đánh giá và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực sản xuất thủy sản; làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và bảo vệ được quan điểm cá nhân rất cao.

2 (2,0)

Chi tiết

60.

Thực hành công nghệ sản xuất đồ hộp thủy sản

Học phần này giúp sinh viên hệ thống lại các kiến thức về công nghệ sản xuất đồ hộp thủy sản, vận dụng để thực hành sản xuất các sản phẩm đồ hộp như: đồ hộp cá ngừ không gia vị, đồ hộp cá nục có gia vị, đồ hộp có nục sốt cà, đồ hộp cá trích ngâm dầu, đồ hộp nghêu không gia vị và kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm đồ hộp thủy sản. Với các nội dung đó, sinh viên có khả năng sản xuất, kiểm tra, phân tích, đánh giá chất lượng các sản phẩm đồ hộp thủy sản. Đồng thời học phần này giúp sinh viên có khả năng làm việc nhóm và bảo vệ quan điểm cá nhân thuộc lĩnh vực sản xuất đồ hộp thủy sản.

1 (0,1)

Chi tiết

61.

Công nghệ sản xuất sản phẩm thủy sản truyền thống

Học phần ‘’Công nghệ sản xuất sản phẩm thuỷ sản truyền thống’’ trang bị cho người học các kiến thức về nguyên liệu và công nghệ sản xuất nước mắm, sản phẩm mắm và sản phẩm khô thuỷ sản. Phân tích các sự số thường xảy ra trong quá trình sản xuất, đưa ra các biện pháp khắc phục. Sinh viên vận dụng các kiến thức đã học để mô tả và giải thích các hiện tượng, giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và trong sản xuất. Rèn luyện cho sinh viên làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

2 (2,0)

Chi tiết

62.

Thực hành Công nghệ sản xuất sản phẩm thủy sản truyền thống

Học phần ‘’Thực hành công nghệ sản xuất sản phẩm thuỷ sản truyền thống’’ trang bị cho người học các kiến thức về nguyên liệu và công nghệ sản xuất nước mắm, sản phẩm mắm và sản phẩm khô thuỷ sản. Phân tích các sự số thường xảy ra trong quá trình sản xuất, đưa ra các biện pháp khắc phục. Sinh viên vận dụng các kiến thức đã học để mô tả và giải thích các hiện tượng, giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và trong sản xuất. Rèn luyện cho sinh viên làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

1 (0,1)

Chi tiết

63.

Quản lý và tận dụng phụ phẩm thủy sản

Học phần này giới thiệu, phân loại, thu gom và xử lý các loại nguyên liệu, phụ phẩm từ nguyên liệu cá, tôm, mực-bạch tuộc sử dụng cho quá trình sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng. Nêu sơ đồ qui trình công nghệ chế biến và giải thích, trình bày các công đoạn sản xuất của qui trình để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng như: dịch protein thủy phân, chitin, chitosan, astaxanthin, hydroxyapatite, chả mực-bạch tuộc từ cá, tôm, mực-bạch tuộc và phụ phẩm của chúng. Học phần này còn rèn cho sinh viên vận dụng được các kiến thức để phân tích các sự cố thường gặp trong sản xuất và đề ra hướng giải quyết. Xây dựng và đề xuất qui trình sản phẩm giá trị gia tăng từ các nguyên liệu và phụ phẩm thủy sản khác. Rèn luyện cho sinh viên làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu  trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

2 (2,0)

Chi tiết

64.

Thực hành quản lý và tận dụng phụ phẩm thủy sản

Học phần này giúp sinh viên hệ thống lại các kiến thức phụ phẩm thủy sản, vận dụng để thực hiện các bài thực hành về sản phẩm dịch protein thủy phân, collagen, gelatin, chitin, chitosan và hydroxyapatite. Trên cơ sản đó, sinh viên có khả năng sản xuất, kiểm tra, đánh giá, xác định các sự cố thường gặp trong sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ phẩm thủy sản và sửa chữa. Đồng thời học phần này giúp sinh viên có khả năng làm việc nhóm và bảo vệ quan điểm cá nhân thuộc lĩnh vực phụ phẩm và sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ phẩm thủy sản.

1 (0,1)

Chi tiết

65.

Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về về nhận dạng mối nguy, đánh giá rủi ro và quản lý an toàn thực phẩm theo các 12 bước và 07 nguyên tắc HACCP, các yêu cầu về chương trình tiên quyết và điều kiện vệ sinh cơ bản cho nhà máy thực phẩm.

2 (1,1)

Chi tiết

66.

Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê (CNTP)

Học phần “Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê” trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng sử dụng các công cụ thống kê cơ bản trong công nghệ thực phẩm.

 

2 (1,1)

Chi tiết

67.

Thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu

Học phần “Thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu” trang bị cho người học kiến thức cơ bản về thiết kế thí nghiệm, tối ưu hóa và xử lý số liệu. Kiến thức này được ứng dụng để đảm bảo chất lượng và tối ưu hóa các quá trình chế biến thực phẩm.

3 (2,1)

Chi tiết

68.

Thiết kế công nghệ và bố trí dây chuyền sản xuất

Học phần “Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về thiết kế nhà máy thực phẩm; lập luận kinh tế kỹ thuật chọn địa điểm xây dựng nhà máy, chọn quy trình công nghệ đáp ứng được mục tiêu thiết kế; khả năng tính toán, phân tích, xử lý các vấn đề trong thiết kế nhà máy thực phẩm; khả năng lựa chọn quy trình và tính toán thiết bị; bố trí dây chuyền trong phân xưởng sản xuất thực phẩm.

2 (1,1)

Chi tiết

69.

Đồ án học phần máy và thiết bị chế biến thủy sản

Sinh viên sử dụng các kiến thức đã học để phân tích, thiết kế và thực hiện một đề tài hoàn chỉnh liên quan đến kiến thức chuyên ngành. Dựa vào nhiệm vụ được phân công cùng với sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên đề ra kế hoạch thực hiện, tự chọn cho mình phương thức và cách thức thực hiện đồ án. Trong quá trình thực hiện, khi gặp phải những vướng mắc, sinh viên tìm kiếm những giải pháp để khắc phục. Sau khi thực hiên xong đồ án, sinh viên phải bảo vệ được những giải pháp và kết quả thực hiện của mình.

1 (0,1)

Chi tiết

70.

Đồ án chuyên ngành Công nghệ chế biến thủy sản

Sinh viên sử dụng các kiến thức đã học để phân tích, thiết kế và thực hiện một đề tài hoàn chỉnh liên quan đến kiến thức chuyên ngành. Dựa vào nhiệm vụ được phân công cùng với sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên đề ra kế hoạch thực hiện, tự chọn cho mình phương thức và cách thức thực hiện đồ án. Trong quá trình thực hiện, khi gặp phải những vướng mắc, sinh viên tìm kiếm những giải pháp để khắc phục. Sau khi thực hiên xong đồ án, sinh viên phải bảo vệ được những giải pháp và kết quả thực hiện của mình.

1 (0,1)

Chi tiết

71.

Kiến tập

Học phần “Kiến tập” trang bị cho người học cách vận dụng, phân tích các kiến thức trong lĩnh vực công nghệ chế biến thủy sản, đảm bảo an toàn thực phẩm để giải quyết các vấn đề tại cơ sở sản xuất thủy sản, cũng như hình thành kỹ năng tiếp cận thực tế, quan sát, ghi chép, tổng hợp, báo cáo; rèn ý thức kỷ luật, trung thực, trách nhiệm, chủ động tìm tòi; kỹ năng phản biện, làm việc độc lập, làm việc nhóm, cũng như vận dụng kiến thức đã học so sánh với kiến thức thực tế.

1 (0,1)

Chi tiết

72.

Thực tập tốt nghiệp

Học phần này chủ yếu để sinh viên quan sát, học hỏi và làm quen với thực tế nhà máy. Đầu tiên sẽ là hướng dẫn mở đầu, sau đó là trình bày được tổng quan về nhà máy chế biến thủy sản. Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức sau: Quy trình bảo quản nguyên liệu trong chế biến thủy sản; Quy trình sản xuất sản phẩm tại nhà máy; Các trang thiết bị sử dụng trong dây chuyền sản xuất tại nhà máy; Sơ lược về hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng tại nhà máy. Sau khi kết thúc học phần này sẽ rèn luyện cho sinh viên thái độ làm việc độc lập, hay làm việc nhóm, tự chịu trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

2 (0,2)

Chi tiết

Kiến thức ngành chính tự chọn

 

 

Nhóm A: chọn tối thiểu 1 học phần 

 

 

73.

Kỹ thuật nuôi thủy sản

Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi thủy sản trong mối liên hệ chặt chẽ với sản xuất, chế biến thủy sản và thương mại sản phẩm. Cụ thể, học phần này cung cấp cho người học thông tin về nuôi trồng thủy sản nói chung trên thế giới và ở Việt Nam; s phát triển của khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản ngày nay; các kỹ thuật cơ bản trong sản xuất giống thủy sản;  các kỹ thuật cơ bản trong nuôi trồng một số đối tượng thủy sản nước ngọt và nước lợ, mặn; các biện pháp chăm sóc, cho ăn và quản lý môi trường, sức khỏe vật nuôi thủy sản.

2 (2,0)

Chi tiết

74.

Thương mại thủy sản

Học phần Thương mại Thủy sản trang bị cho sinh viên những nguyên lý cơ bản về marketing, ứng dụng trong kinh doanh các sản phẩm thủy sản. Các phương pháp nghiên cứu và phân tích thị trường sản phẩm thủy sản giúp sinh viên nâng cao khả năng phân tích và đánh giá các vấn đề thị trường trong thực tiễn sản xuất và kinh doanh của ngành thủy sản. Một số khái niệm về tiếp thị sản phẩm quốc tế được giới thiệu trong môn học này cũng giúp sinh viên nâng cao khả năng đánh giá về các vấn đề thị trường toàn cầu của ngành thủy sản. Rèn luyện cho sinh viên làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

2 (2,0)

Chi tiết

75.

Sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản

Học phần này cung cấp các kiến thức về sản xuất sạch hơn và quản lý môi trường công nghiệp, phương pháp đánh giá sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản. Hướng dẫn kiểm toán năng lượng và trình bày một số kết quả áp dụng sản xuất sạch hơn tại một số nhà máy chế biến. Học phần rèn luyện cho sinh viên kỹ năng đánh giá và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản; làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và bảo vệ được quan điểm cá nhân rất cao.

2 (2,0)

Chi tiết

Nhóm B: Chọn tối thiểu 1 học phần lý thuyết, 1 học phần thực hành tương ứng

 

 

76.

Chế biến sản phẩm rong biển

Học phần chế biến sản phẩm rong biển trình bày kiến thức về giá trị thực phẩm và dược dụng của rong biển, công nghệ chế biến thực phẩm và công nghệ rong biển, thực phẩm chức năng rong biển, tiềm năng và giải pháp phát triển sản phẩm rong biển Việt Nam. Phân tích được quy trình sản xuất các sản phẩm công nghệ rong biển. Phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề về chế biến sản phẩm công nghệ rong biển, tiềm năng và giải pháp phát triển sản phẩm rong biển Việt Nam. Rèn luyện cho sinh viên làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

2 (2,0)

Chi tiết

77.

Thực hành chế biến sản phẩm rong biển

Học phần này trang bị cho người học các kiến thức về cách phân loại, sơ chế và bảo quản rong nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất Alginate từ rong Mơ, kỹ thuật sản xuất Agar từ rong câu chỉ vàng, kỹ thuật sản xuất Carrageenan từ rong sụn, sản xuất một số sản phẩm từ rong biển và phát triển sản phẩm rong biển. Học phần này còn rèn luyện cho sinh viên làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

1 (0,1)

Chi tiết

78.

Công nghệ sản xuất sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng

Học phần này Trình bày được nguyên liệu sản xuất surimi, sản phẩm mô phỏng, mực shashimi, mực viên, chả giò tôm, chạo tôm, tôm viên, bánh chả cá. Phân tích các quy trình công nghệ sản xuất surimi, sản phẩm mô phỏng, mực shashimi, mực viên, chả giò tôm, chạo tôm, tôm viên, bánh chả cá. Từ đó có thể đề xuất các quy trình sản xuất phù hợp với thực tế sản xuất. Học phần này còn rèn luyện cho sinh viên làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

2 (2,0)

Chi tiết

79.

Thực hành công nghệ sản xuất sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng

Học phần này giúp sinh viên nắm vững quy trình và kỹ thuật sản xuất một số sản phẩm như sản phẩm surimi, sản phẩm mô phỏng tôm, bánh chả cá, mực cắt khoanh tẩm bột ăn liền, chả giò hải sản. Kiểm soát được chất lượng một số sản phẩm đã sản xuất. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Phân tích được các sai sót thường gặp trong quá trình thực hành và đề ra biện pháp khắc phục các sai sót này. Học phần này còn rèn cho sinh viên áp dụng được quy tắc an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm, thực hiện đúng thao tác cũng như phát hiện và khắc phục được các sai sót thường gặp. Rèn luyện cho sinh viên làm việc độc lập, sáng tạo, làm việc nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin. Tính cẩn thận, kỷ luật và chính xác trong thao tác thực hành.

1 (0,1)

Chi tiết

IV.  Kiến thức ngành chuyên sâu, đặc thù (Giai đoạn 2 – cấp bằng Kỹ sư)

30

 

Kiến thức ngành chuyên sâu, đặc thù bắt buộc

 

 

80.

Các kỹ thuật tiên tiến trong công nghệ chế biến thủy sản.

Học phần này nêu cơ sở về các kỹ thuật tiên tiến như áp suất cao, lưu chất siêu tới hạn, sóng siêu âm, chiếu xạ và màng lọc đang được ứng dụng trong công nghệ chế biến thủy sản hiện nay. Học phần này cũng giúp cho sinh viên vận dụng được các kiến thức lý thuyết để áp dụng vào thực tế sản xuất các sản phẩm thủy sản an toàn và chất lượng. Rèn luyện cho sinh viên làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

2 (2,0)

Chi tiết

81.

Nước cấp, nước thải trong chế biến thủy sản

Học phần này cung cấp  cho người học những kiến thức về nguồn gốc, thành phần và tính chất nước cấp trong chế biến thủy sản, các quá trình và thiết bị trong xử lý nước cấp; Thành phần và tính chất nước thải chế biến thủy sản, các phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản, cấu trúc công trình xử lý nước thải thủy sản. Từ đó, sinh viên vận dụng kiến thức vào thực tế trong các nhà máy chế biến thủy sản.

2 (2,0)

Chi tiết

82.

Ứng dụng tin học trong công nghệ thực phẩm

Học phần “Ứng dụng tin học trong công nghệ thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về ứng dụng phần mềm máy tính trong giải quyết một số bài toán, nhiệm vụ trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và đảm bảo chất lượng thực phẩm.

2 (0,2)

Chi tiết

83.

Thực tập kỹ sư 1 (CNCBTS)

Học phần này nhằm đưa sinh viên đến thực tế các nhà máy, cơ quan nuôi trồng, chế biến và quản lý thủy sản để thực tập, tìm hiểu phương thức tổ chức sản xuất, các hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng. Đầu tiên tìm hiểu tổng quan về nhà máy, đơn vị nuôi trồng, chế biến và quản lý thủy sản; các kiến thức liên quan đến tổ chức sản xuất và các hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng. Học phần này còn rèn cho sinh viên vận dụng được các kiến thức để giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và trong sản xuất là cách tổ chức sản xuất, tác phong công nghiệp, nội quy, quy định của nhà máy. Áp dụng lý thuyết đã học để xây dựng chương trình quản lý chất lượng sản phẩm phù hợp, sát với thực tế đang được áp dụng tại nhà máy. Sau khi kết thúc học phần này sẽ rèn luyện cho sinh viên thái độ làm việc độc lập, hay làm việc nhóm, tự chịu trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

3 (0,3)

Chi tiết

84.

Thực tập kỹ sư 2 (CNCBTS)

Học phần này nhằm đưa sinh viên đến thực tế các nhà máy, cơ quan nuôi trồng, chế biến và quản lý thủy sản để thực tập, tìm hiểu cách bố trí quy trình trên mặt bằng sản xuất, thao tác kỹ thuật tại tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, tìm hiểu máy móc thiết bị, dụng cụ chế biến trong nhà máy. Áp dụng lý thuyết đã học để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và đề xuất biện pháp để khắc phục sự cố nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Sau khi kết thúc học phần này sẽ rèn luyện cho sinh viên thái độ làm việc độc lập, hay làm việc nhóm, tự chịu trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

3 (0,3)

Chi tiết

85.

Khóa luận tốt nghiệp

Học phần này giúp sinh viên sử dụng các kiến thức đã học để phân tích, thiết kế và thực hiện một đề tài hoàn chỉnh liên quan đến kiến thức chuyên ngành. Dựa vào nhiệm vụ được phân công cùng với sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên đề ra kế hoạch thực hiện, tự chọn cho mình phương thức và cách thức thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện, khi gặp phải những vướng mắc, sinh viên tìm kiếm những giải pháp để khắc phục. Sau khi thực hiên xong đề tài khóa luận, sinh viên phải bảo vệ được những giải pháp và kết quả thực hiện của mình. Rèn luyện cho sinh viên tính chủ động và tích cực, hợp tác khi làm việc nhóm và độc lập cao trong công việc được giao, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

14 (0,14)

Chi tiết

Chọn tối thiểu 2 học phần

 

 

86.

Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản

Học phần này nêu cơ sở về sự đa dạng của hệ thức ăn thủy sản; tính chất vật lý-hóa học của thức ăn thủy sản; Nhận biết khẩu phần thức ăn thủy sản; Tính toán nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản, Lập công thức chế biến thức ăn, Phương pháp cho ăn hiệu quả. Học phần này cũng giúp cho sinh viên vận dụng được các kiến thức lý thuyết để áp dụng vào thực tế các ao nuôi cũng như công trình thủy sản gắn liền với ao nuôi. Rèn luyện cho sinh viên làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, tự học, tổng hợp tài liệu và thông tin.

2 (2,0)

Chi tiết

87.

Chế phẩm và hóa chất trong thủy sản

Đây là học phần chuyên sâu nhằm cung cấp cho người học những kiến thức về thành phần các loại chế phẩm và chất hóa học dùng trong nuôi trồng và chế biến thủy sản; Đặc tính, công dụng và kỹ thuật sử dụng các loại chế phẩm, hóa chất đó theo xu hướng an toàn, bền vững; khả năng chế tạo, cung ứng, phân phối các loại sản phẩm này. Người học nhờ vậy, sau khi hoàn thành học phần này có thể kinh doanh, thương mại, áp dụng các loại chế phẩm, hóa chất vào nghề nghiệp trong ngành thủy sản; Đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng, vị trí việc làm tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung ứng đầu vào cho sản xuất thủy sản.

2 (2,0)

Chi tiết

88.

Marketing thực phẩm và nghiên cứu người tiêu dùng

Học phần “Marketing thực phẩm và hành vi người tiêu dùng” cung cấp cho người học khái niệm cơ bản về marketing thực phẩm và các phương pháp nghiên cứu hành vi người tiêu dùng. Học phần được bố cục gồm 3 chương. Chương 1 trình bày các khái niệm cơ bản về chiến lược marketing (marketing strategy), nguyên tắc định vị sản phẩm, thương hiệu, ứng dụng công cụ marketing mix trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm. Tiếp theo, chương 2 trình bày nguyên tắc thực hiện một số phương pháp nghiên cứu định tính hành vi người tiêu dùng, ví dụ như: phỏng vấn nhóm tập trung, phỏng vấn bậc thang, phương pháp phỏng chiếu. Cuối cùng, chương 3 giới thiệu nguyên tắc thực hiện một số phương pháp nghiên cứu định lượng hành vi người tiêu dùng, ví dụ như: bảng câu hỏi điều tra về sự lựa chọn thực phẩm (food choice questionnaire), phân nhóm người tiêu dùng (consumer segmentation) và phân tích đánh đổi (conjoint analysis).

2 (2,0)

Chi tiết

89.

Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Môn học đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về khởi nghiệp, sáng tạo, đổi mới. Sinh viên được học cách phát triển tư duy và kỹ năng như người khởi nghiệp và áp dụng cách thức suy nghĩ, hành động của người khởi nghiệp vào việc học tập, cuộc sống hoặc khởi nghiệp. Ngoài ra, môn học còn giới thiệu cho sinh viên biết cách sử dụng các nguồn lực trong nhà trường và xã hội vào việc hình thành và phát triển các dự án sáng tạo, dự án khởi nghiệp tiềm năng. Thông qua môn học, sinh viên được trải nghiệp việc hình thành và phát triển dự án khởi nghiệp sáng tạo. Việc hình thành tư duy và kỹ năng khởi nghiệp sáng tạo là nền tảng quan trọng giúp sinh viên định hình và phát triển nghề nghiệp bản thân trong xã hội luôn thay đổi, đầy bất trắc.

2 (2,0)

Chi tiết

90.

Quản lý sức khỏe thủy sản

Học phần này nêu các khái niệm cơ bản về bệnh thủy sản, nguyên lý phòng bệnh tổng hợp cho nuôi trồng thủy sản. Mô tả, cách nhận biết các dấu hiệu một số loại bệnh trên thủy sản, các nguyên nhân gây ra bệnh. Xây dựng quy trình phòng và trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Chủ động và tích cực, hợp tác khi làm việc nhóm và độc lập cao trong công việc được giao.

2 (2,0)

Chi tiết

91.

Quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về các thành phần của chuỗi cung ứng, sự cần thiết và quy trình, công cụ nhận dạng & truy xuất thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn.

2 (2,0)

Chi tiết

92.

Kiểm soát các quá trình trong công nghiệp thực phẩm

Học phần “Kiểm soát quá trình trong công nghiệp thực phẩm” trang bị cho người học các kiến thức cơ bản và ứng dụng về kiểm soát các quá trình tự động trong công nghiệp thực phẩm bằng cách duy trì, điều khiển, kiểm soát các thông số công nghệ như nhiệt độ, áp suất, nồng độ, lưu lượng, thời gian lưu…

2 (2,0)

Chi tiết

Các tin khác